Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh Parkinson theo y học cổ truyền là gì và chữa trị ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này.
Bệnh Parkinson theo y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “chấn chiên”, được mô tả với biểu hiện đầu hoặc tay rung lắc, run, vận động khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do đàm nhiệt, khí huyết hư suy, can thận khuy tổn. Vậy thì theo y học cổ truyền, bệnh Parkinson được điều trị như thế nào mới hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
Nguyên nhân gây bệnh Parkinson chủ yếu là do khí huyết suy hư, đờm nhiệt, can thận hư tổn. Cụ thể như sau:
Khí huyết hư suy: Người lớn tuổi hoặc cơ thể người bệnh lâu ngày dễ dẫn đến khí hư. Khí hư không hành được huyết làm ứ huyết, ứ huyết ảnh hưởng đến cân mạch, làm động phong sinh ra xá triệu chứng như bệnh Parkinson run chân tay, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, giữ thăng bằng kém,...
Đàm nhiệt động phong: Nguyên nhân xuất phát từ chế độ ăn uống mất cân đối, nhiều đồ ngọt, béo và uống rượu nhiều. Một phần khác cũng xuất phát từ nguyên nhân tâm thần, do âu lo quá độ, lao lực quá nhiều gây nên thương tỳ. Tỳ hư không vận được thủy thấp, thủy thấp tích tụ gây đàm nhiệt, đàm nhiệt lâu ngày đốt can kinh mà sinh phong, làm cân mạch không được nuôi dưỡng dẫn đến các triệu chứng của bệnh Parkinson như chứng run, hay quên, giảm vận động,...
Can thận âm hư: Thận tinh suy theo thời gian khiến cho can huyết không ổn định hoặc cơ thể bệnh lâu ngày làm cho khí huyết hao tổn cũng dẫn đến can thận âm hư, thận thủy cạn kiệt làm nội phong động lên. Từ đó, gây ra hàng loạt triệu chứng của bệnh Parkinson.
Bệnh Parkinson hay chứng “chấn chiên” theo y học cổ truyền có biểu hiện chủ yếu là huyết ứ nên trong quá trình điều trị, ngoài việc dựa vào biến chứng luận trị ra thi còn cần thêm thuốc để hoạt huyết hóa ứ, điều trị bệnh Parkinson bằng thuốc nam đồng thời sử dụng thêm các liệu pháp điều trị không dùng thuốc khác như châm cứu, xoa bóp,...
Biểu hiện đặc trưng của bệnh Parkinson giai đoạn đầu là run, cứng cơ và giảm vận động. Đây là tình trạng tổ hợp của khí huyết hư, can uất và đàm nhiệt. Trong đó theo thực tiễn lâm sàng, bệnh nhân có triệu chứng chính là run thì chủ yếu nguyên nhân là do can uất. Nếu triệu chứng chủ yếu ở bệnh nhân là cứng cơ là thì nguyên nhân do huyết hư là chính. Ngoài ra, nếu tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây ra đàm trệ và huyết ứ.
Từ những đặc điểm biện chứng này mà nguyên tắc điều trị chính là khai uất dưỡng huyết, hư thực kiêm cố, hóa đàm thông lạc. Tuy nhiên, tình trạng bệnh của mỗi người mỗi khác nên bác sĩ cổ truyền sẽ biện chứng luận trị cá nhân hóa cho từng người.
Thể khí huyết hư suy, huyết ứ động phong
Chứng hậu (lâm sàng): Run, dáng đi vụng về, cứng cơ lâu ngày, cơ thể mệt mỏi, đờ đẫn, ít nói, đại tiện khó, đờm vàng, rêu lưỡi vàng nhớt, sắc mặt tối, mạch tế nhược hoặc trì.
Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt hóa đàm, hoạt huyết tức phong.
Bài thuốc: Định chấn hoàn gia giảm.
Chuẩn bị nguyên liệu gồm: sinh hoàng kỳ và đan sâm 30g; bạch truật, sinh địa, thục địa, câu đằng mỗi vị 15g; đương quy 12g; thiên ma, toàn yết, uy linh tiên và tần giao mỗi vị 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Trong bài thuốc này hoàng kỳ và bạch truật có tác dụng ích khí. Toàn yết giúp trừ phong chỉ kinh (chống run). Đương quy, thục địa giúp dưỡng huyết. Xuyên khung, đan sâm thì có tác dụng hoạt huyết, trừ phong. Uy linh tiên, tần giao có tác dụng trừ phong thông lạc. Thiên ma, câu đằng có công dụng bình can tức phong. Sinh địa có công dụng bổ âm, thanh hỏa, thanh huyết nhiệt.
Trường hợp nếu khí hư nặng thì có thể thêm vào 30g đẳng sâm. Nếu sau khi uống thuốc mà triệu chứng run vẫn không thuyên giảm thì gia thêm ngô công 4 con. Trường hợp có táo bón mà nhiệt chứng không rõ thì thêm 12g thăng ma, 6g chỉ xác.
Thể can thận âm hư, đờm nhiệt sinh phong
Chứng hậu (lâm sàng): Run chân tay, cứng cơ, tính khí uất ức, chướng bụng, tức ngực, tăng tiết đờm dãi, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng trắng hoặc ít có rêu lưỡi, mất ngủ, ngủ mơ, mạch huyền tế hoặc tế sắc.
Phương pháp điều trị: Dưỡng âm tức phong, tư bổ can thận.
Bài thuốc: Địch đàm thang gia giảm
Chuẩn bị các vị thuốc sau: Phục linh và đan sâm 30g, bạch thược 18g, câu đằng và cương tàm mỗi vị 15g, mai khôi hoa 12g, đởm nam tinh, bối mẫu, hậu phác, trần bì, viễn chi mỗi vị 10g, sinh cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Công dụng của từng vị thuốc trong bài thuốc trên:
Trong bài thuốc chữa bệnh Parkinson theo y học cổ truyền này nếu nhiệt chứng nặng thì gia liên kiều 12g.
Thể can thân bất túc, huyết ứ phong động
Chứng hậu (lâm sàng): Bệnh kéo dài, run nhiều, giảm hoạt động, đi lại chậm chạp, khó khăn và không thể đứng vững, người gầy, táo bón, giãn tĩnh mạch chi dưới, thường xuyên chóng mặt, hay quên, mạch huyền tế hoặc tế sáp.
Phương pháp điều trị: Tư thận nhu can và hoạt huyết tức phong.
Bài thuốc: Thiên ma câu đằng ẩm gia giảm.
Chuẩn bị các vị thuốc gồm: Dạ giao đằng, thạch hộc, bạch thược, vừng đen, sinh địa, đan sâm và phục thần mỗi vị 30g, đỗ trọng, câu đằng, ích mẫu, ngưu tất và tang ký sinh mỗi vị 15g, mai khôi hoa 12g. Sắc lên uống mỗi ngày 1 thang.
Trong bài thuốc trên thì dạ giao đằng và phục thần có tác dụng an thần. Bạch thược có tác dụng nhu can dưỡng huyết. Thiên ma, câu đằng có tác dụng bình can tức phong. Ích mẫu, ngưu tất, đan sâm có tác dụng hoạt huyết. Thạch hộc, sinh địa có tác dụng bổ âm, sinh tân. Tang ký sinh, đỗ trọng, vừng đen có tác dụng tư bổ can thận, mạnh gân cốt. Mai khôi hoa có tác dụng hành khí giải uất.
Trường hợp bệnh nhân có triệu chứng run nặng thì gia ngô công 4 con.
Bên cạnh biện chứng luận trị và bốc thuốc thì theo y học cổ truyền, bệnh Parkinson còn có thể được chữa trị bằng các phương pháp châm cứu cụ thể như sau:
Trên đây là các quan niệm và cách điều trị bệnh Parkinson theo y học cổ truyền, hy vọng chúng sẽ cung cấp thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe bổ ích cho bạn nhé!
Xem thêm: Phương pháp chữa bệnh Parkinson bằng tế bào gốc
Quỳnh Vi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.