Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy hiểm không?

Ngày 15/03/2022
Kích thước chữ

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn khiến người bệnh suy sụp tinh thần do phải điều trị thời gian dài. Vậy bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy hiểm không và phải làm gì khi gặp phải căn bệnh này?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là một bệnh phổi viêm mạn tính gây tắc nghẽn luồng không khí trong phổi. Không có cách chữa khỏi hoàn toàn cho COPD, nhưng điều trị có thể giúp hầu hết những người mắc bệnh kiểm soát các triệu chứng của họ và cải thiện chất lượng cuộc sống, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan khác.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là một bệnh phổi viêm mạn tính gây tắc nghẽn luồng không khí trong phổi

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là một bệnh phổi viêm mạn tính gây tắc nghẽn luồng không khí trong phổi

Phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hay còn gọi là COPD, là một nhóm các bệnh phổi tiến triển, phổ biến nhất là viêm phế quản mạn tính hay khí phế thũng. Khí phế thũng sẽ phá hủy từ từ các túi khí trong phổi, gây cản trở luồng không khí ra ngoài. Viêm phế quản làm cho các phế quản bị viêm và chít hẹp, khiến chất nhầy bị đọng lại.

Nguyên nhân chính của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do hút thuốc lá. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng có thể do tiếp xúc lâu dài với các chất kích thích hóa học. Đây là căn bệnh thường diễn ra trong một thời gian dài. Chẩn đoán để tìm ra bệnh thường bao gồm xét nghiệm hình ảnh, xét nghiệm chức năng phổi và xét nghiệm máu.

Không có cách chữa khỏi COPD, nhưng điều trị có thể giúp làm giảm các triệu chứng, giảm nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Thuốc, liệu pháp oxy bổ sung và phẫu thuật là một số hình thức điều trị phổ biến hiện nay.

Những người có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

Có nhiều yếu tố nguy cơ của COPD, bao gồm cả yếu tố thuộc về cơ địa của chính bệnh nhân, cũng như yếu tố là yếu tố nguy cơ khi tiếp xúc thường xuyên với môi trường bên ngoài. Đặc biệt, những người hút thuốc lào, thuốc lá có nguy cơ cao mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Khói thuốc lá, dù chủ động hay thụ động, là một yếu tố nguy cơ chính của COPD.

Các yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như tiếp xúc lâu dài với mức độ cao của bụi và hóa chất nghề nghiệp, có thể góp phần gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và bệnh sẽ tiến triển khi người bệnh hút thuốc lá. Cần lưu ý rằng những người sống trong khu vực ô nhiễm không khí cả trong nhà và ngoài trời đều có nguy cơ phát triển COPD.

Mức độ ô nhiễm không khí cao ở các đô thị rất có hại cho những người mắc bệnh tim và phổi. Ô nhiễm không khí trong nhà, chẳng hạn như khói từ vật liệu đốt gỗ, rơm rạ và than, đặc biệt là ở những khu vực thông gió kém, cũng là một yếu tố nguy cơ cao của COPD.

Tiếp xúc lâu dài với mức độ cao của bụi và hóa chất nghề nghiệp, có thể góp phần gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

 Tiếp xúc lâu dài với mức độ cao của bụi và hóa chất nghề nghiệp, có thể góp phần gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy hiểm không?

Theo các nhà nghiên cứu và các chuyên gia về hô hấp, COPD vô cùng nguy hiểm. Căn bệnh này có tỷ lệ tử vong cao thứ 4 trên thế giới. Bệnh chủ yếu xảy ra ở người già và trẻ, nhất là những người có tiền sử hút thuốc lá, hút thuốc lào, hít phải khói bụi, hóa chất lâu ngày.

Người ta ước tính rằng cứ 5 người hút thuốc sẽ có 1 người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, và hút thuốc lá thường chiếm 10 đến 20% tỷ lệ người nhiễm bệnh. Một điều quan trọng nữa cần lưu ý là khi bệnh nhân đến khám chữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với các biểu hiện như ho, khó thở, tăng tiết chất nhầy thì lúc này tình trạng bệnh đã có những chuyển biến nghiêm trọng.

Làm cách nào để biết liệu mình có bị COPD hay không?

Các triệu chứng lâm sàng nổi bật nhất của COPD là ho có đờm và khó thở. Lúc đầu ho thường không liên tục, sau đó ho cả ngày trong hầu hết các ngày trong tuần, thậm chí ho có thể kéo dài đến 3 tháng trong một năm, 2 năm hoặc hơn. Buổi sáng thường ho có nhiều đờm, sau khi ho thì đờm trong, có lẫn một ít chất nhầy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể không ho, hoặc rất ít, nhưng triệu chứng chính là khó thở.

Nếu bạn là người có các yếu tố nguy cơ mắc COPD và có các triệu chứng nêu trên thì bạn cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và làm các xét nghiệm khác như chụp X quang phổi, đo chức năng hô hấp bằng khí quản, làm xét nghiệm trào ngược để được xác định chẩn đoán.

Khi nào thì bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính phải đến bệnh viện?

Tiến triển tự nhiên của COPD là một quá trình mạn tính, trong đó có những đợt nặng lên được gọi là đợt cấp hoặc đợt bùng phát. Các đợt cấp của COPD được đặc trưng bởi những thay đổi trong các triệu chứng của bệnh nhân, chẳng hạn như gặp phải tình trạng khó thở, ho có hoặc không có đờm, khác với diễn biến thông thường, khởi phát đột ngột và có thể phải thay đổi thuốc và phác đồ điều trị thông thường.

Các đợt cấp của COPD được đặc trưng bởi những thay đổi trong các triệu chứng của bệnh nhân Các đợt cấp của COPD được đặc trưng bởi những thay đổi trong các triệu chứng của bệnh nhân

Khi có các biểu hiện khó thở hay ho nặng hơn, đờm trong và trắng, đờm vàng hoặc xanh, tăng lượng đờm, sốt hoặc không sốt, đau ngực, đặc biệt khi bệnh nhân có thay đổi về ý thức như nói nhảm, lừ đừ, hôn mê thì cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để khám, điều trị nội trú hoặc ngoại trú tùy theo mức độ tình trạng của người bệnh.

Việc phát hiện sớm các đợt cấp và điều trị kịp thời sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong, ngăn ngừa suy giảm chức năng hô hấp của người bệnh.

Hy vọng với những kiến thức mà nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy hiểm không. Hầu hết các trường hợp đều liên quan trực tiếp đến hút thuốc và cách tốt nhất để ngăn ngừa COPD là không bao giờ hút thuốc hoặc ngừng hút thuốc ngay bây giờ. Tiếp xúc với khói và bụi hóa chất trong thời gian dài là một yếu tố nguy cơ khác của COPD. Nếu trong công việc bạn có hai loại chất độc phổi này, hãy nói chuyện với người giám sát để được trang bị những những cách tốt nhất để bảo vệ bản thân.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin