Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan trực tiếp qua đường hô hấp. Mặc dù là bệnh lý lành tính, không đe doạ tới tính mạng nhưng quai bị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có cả các biến chứng về sinh sản, ảnh hưởng tới hạnh phúc sau này.
Bệnh quai bị ở trẻ em là gì?
Bệnh quai bị ở trẻ em do virus Mumps gây ra khiến tuyến nước bọt mang tai bị sưng đau. Bệnh quai bị thường xuất hiện nhiều ở trẻ từ 2 tuổi trở lên và tỷ lệ mắc ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ.
Theo các chuyên gia, thông thường sau khi trẻ bị quai bị, cơ thể sẽ tự tạo ra kháng thể chống lại virus Mumps. Do vậy, hầu hết trường hợp quai bị ở trẻ em sẽ chỉ xuất hiện duy nhất một lần trong đời và hiếm khi bị tái lại.
![Bệnh quai bị ở trẻ em có phòng ngừa được không? 01](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_quai_bi_o_tre_em_co_phong_ngua_duoc_khong_02_86ae9b1ce2.jpeg)
Bệnh quai bị ở trẻ em dù tỷ lệ tử vong không cao nhưng dễ gây ra biến chứng nguy hiểm
Tại nước ta, bệnh lý quai bị xảy ra quanh năm, nhưng tỷ lệ mắc cao nhất là vào mùa Thu - Đông và khu vực dễ xuất hiện thành ổ dịch nhất là các khu vực dân cư đông đúc, các tỉnh miền Bắc và Tây Nguyên. Ngoài ra, những trẻ em chưa tiêm vacxin phòng quai bị hoặc sống chung với người bệnh có nguy cơ cao mắc phải bệnh này.
Triệu chứng quai bị ở trẻ em
Phần lớn các triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em khá tương đồng với cảm cúm thông thường. Các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện sau khoảng 2 tuần từ lúc trẻ nhiễm phải virus gây bệnh.
Cũng do các triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em không thể hiện rõ ràng nên bố mẹ thường khó xác định trẻ có mắc phải quai bị hay không. Nếu nghi ngờ, các bậc phụ huynh hãy đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám, kiểm tra và hỗ trợ điều trị ngay.
Một số các dấu hiệu điển hình của bệnh quai bị như sau:
-
Trong 1 - 2 ngày đầu trẻ sẽ sốt nhé. Sau đó sẽ sốt cao liên tục trên 38 độ C trong 3 - 4 ngày;
-
Cơ thể mệt mỏi, khó chịu;
-
Đau đầu, nhức tai;
-
Ớn lạnh, sợ gió;
-
Tuyến nước bọt mang tai bị sưng và đau;
-
Sưng một hoặc cả hai bên má;
-
Ăn kém.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh quai bị ở trẻ em?
Nguyên nhân chủ yếu lan truyền bệnh quai bị ở trẻ em là quan đường hô hấp khi trẻ tiếp xúc với các chất dịch từ mũi, miệng và họng qua khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện trực tiếp. Virus Mumps có thể tồn tại từ 30 - 60 ngày ở môi trường ngoài cơ thể và từ 1-2 năm ở những khu vực có nhiệt độ lạnh từ -25 đến -70 độ C. Ngoài ra, loại virus này còn có thể tồn tại trên các bề mặt như đồ chơi, đồ dùng cá nhân, tay nắm cửa,...
![Bệnh quai bị ở trẻ em có phòng ngừa được không? 02](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_quai_bi_o_tre_em_co_phong_ngua_duoc_khong_03_b806eef288.jpeg)
Đường hô hấp là con đường lây nhiễm quai bị phổ biến nhất
Thời điểm virus Mumps lây lan nhanh và mạnh nhất là từ 1 - 2 ngày trước khi tuyến nước bọt mang tai xuất hiện hiện tượng sưng, đau. Do vậy, trong trường hợp trẻ tiếp xúc với người bệnh quai bị hoặc người có nguy cơ mắc bệnh cao, cha mẹ nên cách ly trẻ và thực hiện các biện pháp điều trị dự phòng.
Bệnh quai bị ở trẻ em gây ra những biến chứng nào?
Mặc dù là bệnh lành tính với tỷ lệ tử vong thấp nhưng quai bị lại có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như cuộc sống sau này của các em. Dưới đây là các biến chứng phổ biến của bệnh quai bị:
-
Viêm não và viêm màng não: Đây được xem là biến chứng phổ biến nhất của bệnh quai bị ở trẻ em. Biến chứng này xuất hiện khi cơ thể có các triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, nôn ói, thỉnh thoảng bị co giật, và một số ít trường hợp có biểu hiện như bị sốt bại liệt.
-
Viêm tinh hoàn: Theo thống kê, có tới 30% các trường hợp trẻ em trai mắc quai bị ở tuổi trưởng thành gặp phải biến chứng này. Biến chứng viêm tinh hoàn sẽ xuất hiện sau khi tuyến nước bọt mang tai sưng đau từ 7-10 ngày. Khi gặp phải biến chứng này, người bệnh sẽ bị sốt cao, lạnh run, nôn ói, đau bụng, tinh hoàn sưng to gấp 3-4 lần bình thường. Tình trạng sưng tinh hoàn sẽ kéo dài trong 3-7 ngày và sau 2 tháng thì mới có thể đánh giá tinh hoàn có bị teo hay không. Trong trường hợp bị teo cả 2 bên tinh hoàn, tỷ lệ vô sinh ở trẻ nam là rất lớn.
-
Viêm buồng trứng: Với những trường hợp trẻ nữ mắc quai bị trong độ tuổi dậy thì rất dễ gặp phải biến chứng viêm buồng trứng. Tuy nhiên, biến chứng này lại hiếm khi gây ra tình trạng vô sinh. Với trường hợp người bệnh là phụ nữ mang thai, nếu mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ thai nhi dễ bị dị dạng hoặc sảy thai. Nếu mắc vào 3 tháng cuối, nguy cơ thai lưu hoặc đẻ non là rất lớn.
Cách phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ em
Mặc dù là bệnh lý truyền nhiễm, nhưng quai bị vẫn có thể phòng tránh bằng cách tiêm phòng đầy đủ vacxin khi trẻ còn nhỏ. Ngoài ra, nếu không may trong gia đình có người mắc quai bị, các thành viên cũng cần thực hiện cách ly người bệnh. Không để bản thân và các em nhỏ tiếp xúc với người bệnh trong tối thiểu 10 ngày, tính từ lúc tuyến nước bọt mang tai bị sưng đau.
![Bệnh quai bị ở trẻ em có phòng ngừa được không? 03](https://cdn.nhathuoclongchau.com.vn/unsafe/800x0/filters:quality(95)/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/benh_quai_bi_o_tre_em_co_phong_ngua_duoc_khong_04_93e649a777.png)
Tiêm vacxin được xem là phương pháp phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ em hiệu quả
Bên cạnh đó, nếu đưa đồ ăn, đồ dùng cho người bệnh, cả 2 bên đều cần sử dụng khẩu trang. Các thành viên trong gia đình cần phải thường xuyên rửa tay với xà phòng để đảm bảo vệ sinh cá nhân. Thường xuyên sát khuẩn đường hô hấp trên bằng cách súc việc bằng nước muối pha loãng hoặc các dung dịch sát khuẩn đường mũi họng. Hạn chế tụ tập đông người và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý.
Bệnh quai bị ở trẻ em là bệnh lý phổ biến. Mặc dù là bệnh truyền nhiễm nhưng tỷ lệ tử vong do bệnh rất thấp và thường có thể tự điều trị tại nhà. Với những trường hợp trẻ không may bị quay bị, bố mẹ hãy đưa trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra càng sớm sẽ càng giảm thiểu được nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.
Nhà thuốc Long Châu mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin hữu ích về bệnh quai bị ở trẻ em cũng như cách đề phòng tránh bệnh lý này.
Tú Anh
Nguồn tham khảo: Hellobacsi.com