Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh sán lá gan là bệnh ký sinh trùng đường mật mãn tính gây nhiễm khuẩn khi ăn phải thức ăn có sán, uống nước chưa đun sôi… Vậy bệnh sán lá gan gây hậu quả gì, có nguy hiểm không, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này và giải đáp thắc mắc trên, cùng tham khảo nhé.
Sán lá gan ở người bao gồm bệnh sán lá gan nhỏ và bệnh sán lá gan lớn. Bệnh sán lá gan không lây trực tiếp giữa người nhiễm bệnh và người lành. Sán lá gan tuy không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Sán lá gan có hình dạng giống chiếc lá, sán lớn có kích thước lớn hơn nhiều lần sán lá gan nhỏ. Loài sán này thuộc nhóm lưỡng tính. Trứng cần nước để phát triển thành ấu trùng, sau đó phát triển thành con trưởng thành để gây bệnh.
Sán lá gan lớn gây bệnh cho động vật ăn cỏ. Hầu hết mọi người nhiễm bệnh do không may ăn các loại rau sống được trồng dưới nước, chẳng hạn như rau ngò, cần tây, rau diếp hoặc uống nước bị ô nhiễm. Cơ chế sinh của sán lá gan được chia thành hai giai đoạn:
Khi người bệnh ăn rau sống hoặc uống nước có chứa ký sinh trùng này, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Khi đến tá tràng, chúng sẽ đi sâu vào khoang bụng và di chuyển đến gan. Chúng có thể xâm nhập vào gan và gây bệnh cho cơ quan này. Khi đến nhu mô gan, sán còn có thể di chuyển đến các cơ quan khác, tạo thành trạng thái sán lạc ở ổ bụng, thành ruột, thành dạ dày. Trong vòng khoảng 2 tuần sau khi sán xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ sản sinh các miễn dịch chống lại ký sinh trùng này.
Sau khi sán lá gan ký sinh vào nhu mô gan, nó có thể xâm nhập vào đường mật và tồn tại dưới dạng ký sinh trong thời gian dài. Trong hệ thống mật, trứng trưởng thành và đi theo mật vào ruột và được thải ra ngoài theo phân và tiếp tục lây nhiễm sang các vật thể khác. Sán lá gan có thể ký sinh trong cơ thể hàng chục năm.
Bệnh sán lá gan có thể nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nó có thể gây tổn thương gan, viêm túi mật, xơ gan và thậm chí ung thư gan. Các triệu chứng bao gồm đau bụng, mệt mỏi, sốt và vàng da. Điều trị sớm và tuân thủ chế độ vệ sinh ăn uống giúp giảm nguy cơ biến chứng.
Trong khi ký sinh ở gan, các chất độc do sán lá gan tiết ra sẽ phá hủy nhu mô gan, gây áp xe gan. Khoảng 2 đến 3 tháng phát triển ở nhu mô gan, sán có thể vào đường mật tiếp tục phát triển và đẻ trứng trong thời gian dài. Nếu không được phát hiện và điều trị, sán lá gan lớn có thể gây bệnh ung thư đường mật. Trong một số trường hợp hiếm, ấu trùng sán lá gan lớn di chuyển đến một số cơ quan khác như da, cơ, khớp, dạ dày, ruột kết...
Sau khi sán lá gan nhỏ xâm nhập vào nhu mô gan, ấu trùng phát triển thành con trưởng thành và đẻ trứng vào đường mật. Sán lá gan sống trong đường mật của gan, mỗi con sán lá gan nhỏ có hai đầu mút, chúng nằm sát lá gan để ăn thức ăn và gây tổn thương nghiêm trọng cho gan và đường mật như xơ gan, xơ cứng ống dẫn mật, tắc ống mật... Nếu không được điều trị, bệnh sán lá gan nhỏ có thể dẫn đến xơ gan cổ trướng, thoái hóa áp xe gan, đây là những căn bệnh rất nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao.
Đa số người bệnh thường gặp khó khăn trong việc nhận biết các triệu chứng do các triệu chứng không đặc hiệu hoặc nhiều trường hợp bệnh không được xác định cho đến khi phát triển các biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh sán lá gan:
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.