Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh 

Ngày 28/03/2023
Kích thước chữ

Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm, bé bị mắc bệnh là do nhiễm virus trong những tuần cuối thai kỳ hoặc khi mẹ chuyển dạ. Lúc này bạn cần nắm được các dấu hiệu của bệnh để phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách để bé mau khỏe mạnh.

Sởi là một căn bệnh do virus gây ra, bệnh sởi ở trẻ sơ sinh có diễn biến nhanh chóng, nguy hiểm tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây là các dấu hiệu của bệnh sởi, cách phòng ngừa bệnh và hướng dẫn chăm sóc trẻ bạn có thể tham khảo khi cần thiết.

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ sơ sinh 

Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?1 Dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnhNhận biết các dấu hiệu của bệnh sởi sớm giúp điều trị bệnh nhanh chóng

Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh thường có các biểu hiện không điển hình, bệnh có các dấu hiệu sau:

  • Sốt nhẹ, viêm họng nhẹ.
  • Ban dạng sởi: Ban dát hồng, hơi gờ lên mặt da, mọc từ sau tai, mặt đến thân mình trong 3 ngày, ban cũng có thể thấy ở lưng hay ngực trước. Khi ban mọc trẻ sẽ có dấu hiệu biếng ăn, bỏ bú.
  • Trẻ có thể bị tiêu chảy hoặc nôn ói.
  • Trẻ sơ sinh còn miễn dịch của mẹ truyền qua nhau thai nên bệnh sởi không rầm rộ như trẻ lớn.

Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh 2Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh gây nguy hiểm và làm suy giảm hệ miễn dịch 

Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh cực kỳ nguy hiểm, vì sau khi mắc bệnh trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch do vi rút sởi gây ra. Do đó, nếu không được điều trị đúng cách trẻ sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn.

Các trường hợp tử vong liên quan tới bệnh sởi hầu hết là do biến chứng của bệnh. Biến chứng của bệnh sởi thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 20 tuổi. Các biến chứng nghiêm trọng của bệnh sở bao gồm: Viêm não, tiêu chảy nặng gây mất nước, mù mắt do loét giác mạc vì không vệ sinh mắt sạch sẽ hàng ngày, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng hô hấp dẫn đến viêm phổi. Nếu phát hiện trẻ sơ sinh có các dấu hiệu của bệnh sởi, bố mẹ hãy đưa con đến bệnh viện sớm nhất vì quá trình bệnh sởi ở trẻ nhỏ thường rất nghiêm trọng.

Phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ sơ sinh thì người mẹ hãy tiêm phòng đầy đủ các vắc xin cần thiết ở lứa tuổi tiêm chủng, trong thời gian mang thai và giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh cùng tinh thần lạc quan, vui vẻ. Tốt nhất trước khi có thai bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng thể, khám thai định kỳ ở các cơ sở y tế uy tín. Chỉ khi tiêm phòng sởi đầy đủ cho mẹ thì mới là cách phòng tránh bệnh sởi tốt nhất ở trẻ sơ sinh. 

Đối với trẻ sơ sinh cần tiêm vacxin sởi đơn mũi đầu khi trẻ được 9 tháng. Đến khi trẻ đủ 12 tháng thì có thể tiêm mũi kết hợp sởi - quai bị - rubella (tiêm dịch vụ) hoặc tiêm sởi - rubella khi trẻ được 18 tháng (tiêm chủng mở rộng).

Điều trị bệnh sởi cho trẻ sơ sinh tại nhà

Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh 3Chăm sóc trẻ sơ sinh bị bệnh sởi để tránh biến chứng

Nếu đủ điều kiện cách ly và chăm sóc thì có thể theo dõi, điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh cách ly tại nhà, tuy nhiên cần đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Nếu trong gia đình có trẻ đang nghi ngờ mắc bệnh sởi thì phải cách ly ngay để không lây chéo cho các bé khác. 
  • Khi thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh rồi tuyệt đối không dùng kháng sinh và vitamin cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 
  • Cho trẻ nằm cách ly ở phòng riêng, đảm bảo phòng thoáng, không có gió lùa vào, kiêng gió và kiêng bẩn cho trẻ.
  • Sử dụng khẩu trang cho bệnh nhân, người nhà tiếp xúc gần và nhân viên y tế, đồng thời rửa tay sạch sẽ trước và sau mỗi lần tiếp xúc gần bệnh nhân.
  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt > 38°C.
  • Vệ sinh cho trẻ: Tắm hàng ngày, thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh phòng.
  • Nhỏ mắt bằng nước muối 0,9% ngày 3 lần.
  • Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú, nếu bé nào trên 6 tháng thì kết hợp cả chế độ ăn bổ sung hợp lý.
  • Chế biến thức ăn cần đảm bảo: Mềm, dễ tiêu và nên chia thành nhiều bữa trong ngày.
  • Bổ xung sung Vitamin A: Trẻ dưới 6 tháng: uống 50.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp, trẻ 6 - 12 tháng: Uống 100.000 đơn vị/ ngày x 2 ngày liên tiếp, trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn: Uống 200.000 đơn vị/ ngày x 2 ngày liên tiếp.

Trẻ sơ sinh bị sởi có nên tắm nước lá, kiêng gió không?

Đối với trẻ sơ sinh bị sởi, khi chăm sóc bác sĩ khuyên mẹ nên tắm rửa hàng ngày cho bé bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước các loại nước lá lành tính như lá kinh giới, trà xanh,... Hãy đảm bảo dùng nguồn nước sạch, lá được rửa sạch trước khi nấu nước tắm cho bé. 

Cần kiêng gió tự nhiên lùa vào phòng, nhưng không cần thiết phải kiêng bật quạt. Nếu nóng quá có thể bật quạt để phòng thoáng, người bệnh không bị đổ mồ hôi, vì khi nóng quá tiết mồ hôi nhiều có thể làm người bệnh khó chịu, dẫn tới bệnh nặng hơn.

Trên đây là các thông tin liên quan đến bệnh sởi ở trẻ sơ sinh, bệnh này rất nguy hiểm nếu phát hiện chậm, điều trị và chăm sóc không đúng cách. Do vậy, phụ nữ trước khi mang thai nên đi kiểm tra sức khỏe tổng thể, tiêm phòng đầy đủ, tập thể dục đều đặn, giữ tinh thần thoải mái để phòng bệnh sởi ở trẻ sơ sinh. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh lý này.

Hạ Hạ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin