Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh tổ đỉa có chữa được không?

Ngày 28/05/2022
Kích thước chữ

Bệnh tổ đỉa hay còn được gọi là chàm tổ đỉa, là một dạng viêm da đặc biệt. Vùng da tổn thương sẽ hình thành những mụn nước sâu, khó vỡ. Các triệu chứng của bệnh tổ đỉa gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bệnh tổ đỉa có chữa được không là một vấn đề được rất nhiều độc giả quan tâm.

Bệnh tổ đỉa là một bệnh da liễu, các mụn nước nhỏ khu trú ở bàn tay, bàn chân, các kẽ và rìa ngón tay, ngón chân. Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa rát, càng gãi thì mụn nước càng xuất hiện nhiều, càng ngứa nhiều. Và để trả lời cho câu hỏi bệnh tổ đỉa có chữa được không, hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Bệnh tổ đỉa có chữa được không? 1 Bệnh tổ đỉa có chữa được không là thắc mắc của nhiều người bệnh

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa vẫn chưa được xác định chính xác, tuy nhiên bệnh có thể bùng phát do một số yếu tố sau:

  • Di truyền: Theo thống kê, hơn 50% số ca mắc bệnh tổ đỉa là do di truyền. Khi trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh, thì nguy cơ bạn bị nhiễm tổ đỉa sẽ cao hơn bình thường. 
  • Dị ứng: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa, làn da nhạy cảm với những chất hóa học như xà phòng, chất tẩy rửa mạnh,...
  • Nhiễm khuẩn: Nhiều yếu tố như môi trường sống ô nhiễm hoặc phải tiếp xúc với nước bẩn, đất bẩn… Nếu tình trạng diễn ra trong thời gian dài, vi khuẩn nấm tích tụ trên da sẽ tạo điều kiện phát triển bệnh.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Người mắc các bệnh lý mãn tính như bệnh suy gan, suy thận, HIV… cũng có khả năng cao nhiễm bệnh hơn do hệ miễn dịch suy giảm nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Việc lạm dụng quá nhiều mỹ phẩm hoặc các thuốc điều trị sẽ khiến da bị ảnh hưởng, do đó các kháng nguyên sẽ dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

Các triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Xuất hiện mụn nước

Đây là triệu chứng xuất hiện đầu tiên của bệnh tổ đỉa, tuy nhiên triệu chứng này không đặc hiệu vì chúng xuất hiện ở rất nhiều các bệnh về da khác như viêm da, dị ứng, thủy đậu, zona… 

Bệnh tổ đỉa có chữa được không? 2 Các mụn nước li ti xuất hiện trên da

Khi người bệnh mắc tổ đỉa thì vùng da tổn thương sẽ xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti với đường kính từ 1 - 2mm. Những mụn nước này thường mọc sâu trong da, rất khó vỡ, chúng có thể mọc rải rác hoặc từng đám lớn trên da và thường ở khu vực bàn tay, bàn chân trong giai đoạn đầu của bệnh.

Cảm giác ngứa ngáy

Nhiều bệnh nhân khi mắc tổ đỉa đều có cảm giác ngứa tại vùng da đang bị tổn thương, cụ thể là vùng đang có mụn nước. Khi chúng ta gãi hoặc có những động tác mạnh vào khu vực này thì da sẽ càng trở nên nhạy cảm, cảm giác ngứa càng tăng lên.

Người bệnh càng cảm thấy khó chịu khi vùng da có mụn phải tiếp xúc với nước trong thời gian dài. Tình trạng sẽ tệ đi nếu có sự tác động của các chất hóa học, chất tẩy rửa như xà phòng, nước rửa bát, sữa tắm,...

Bệnh tổ đỉa có chữa được không? 3 Bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy

Mụn nước tạo thành các bóng nước lớn

Các bóng nước do các mụn nước nhỏ li ti hợp thành và có kích thước lớn. Chúng xuất hiện chỉ trong một khoảng thời gian ngắn kể từ khi bệnh khởi phát. Bóng nước thường có màu sắc đục hơn mụn nước và nằm sâu ở dưới da, chỉ hơi nhô lên một chút và rất khó vỡ. Nếu xuất hiện tình trạng bóng nước lan nhanh hơn, có thể lan đến ngón tay, ngón chân và các vùng da xung quanh - đây là dấu hiệu cảnh báo người bệnh cần can thiệp y tế càng sớm càng tốt.

Hình thành vảy trên da

Tại các vùng da tổn thương ở người bệnh, mụn nước khi vỡ sẽ chảy dịch và làm xẹp vùng viêm. Da của người khi mắc bệnh tổ đỉa sẽ khô lại, hình thành vảy rất dễ bong tróc gây mất thẩm mỹ.

Sưng hạch bạch huyết

Hạch bạch huyết có vai trò như hệ miễn dịch của cơ thể, giúp tiêu diệt các vi khuẩn, virus và các tế bào lạ khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Khi cơ thể bị nhiễm trùng, số lượng bạch cầu cùng kháng thể tăng lên sẽ làm tăng kích thước hạch bạch huyết. Đa số bệnh nhân mắc tổ đỉa đều có hạch ở vùng nách và ngực.

Bệnh tổ đỉa có chữa được không? 4 Sưng hạch bạch huyết trong bệnh tổ đỉa

Khi có những triệu chứng trên, người bệnh hãy đi đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn, chữa trị kịp thời. Để có thể ngăn chặn những tổn thương da, cải thiện tình trạng da để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của mọi người.

Bệnh tổ đỉa có chữa được không?

Tổ đỉa là một dạng viêm da mãn tính, rất khó để điều trị hoàn toàn và hay tái phát. Mục đích chính của các phương pháp điều trị là đẩy lùi các triệu chứng do bệnh gây ra, đồng thời ngăn chặn sự lan rộng sang các vùng da lành khác.

Điều trị bằng thuốc

Khi phát hiện tình trạng da bất thường hãy đi khám để được tư vấn và điều trị sớm. Tùy từng mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ xem xét và kê đơn thuốc sao cho phù hợp.

  • Các loại thuốc điều trị bệnh như thuốc kháng viêm, kháng sinh phòng bội nhiễm, hỗ trợ tái tạo da.
  • Kết hợp cùng các thuốc kem bôi, thuốc rửa, thuốc xông ngoài da… để giảm tình trạng ngứa, giúp da mềm hơn và lành các tổn thương, cải thiện tình trạng da.

Kết hợp cùng các biện pháp phòng ngừa

Tổ đỉa là bệnh lý da liễu dễ tái phát. Vì vậy, ngoài việc điều trị bằng thuốc chúng ta còn cần phải áp dụng các biện pháp điều trị phòng ngừa để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.

  • Sau khi tiếp xúc hoặc làm việc tại môi trường có nguồn nước ô nhiễm, nên vệ sinh sạch bằng xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ các tác nhân gây hại cho da.
  • Không quá lạm dụng thuốc hay mỹ phẩm. 
  • Luôn giữ vệ sinh tay chân sạch sẽ, có thể dùng nước muối pha loãng để sát khuẩn, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại, chất tẩy rửa mạnh,... bằng cách đeo bao tay, mặc đồ phòng hộ,...
  • Tránh sử dụng thực phẩm ngọt chứa nhiều đường, đồ cay nóng, chiên xào,.. không sử dụng các đồ uống có cồn, chất kích thích vì chúng có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Xây dựng lối sống sinh hoạt khoa học, lành mạnh, tránh căng thẳng stress kéo dài. Thường xuyên tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Bệnh tổ đỉa là một bệnh viêm da rất phổ biến, đặc trưng bởi các mụn nước nhỏ li ti gây ra những khó khăn trong quá trình sinh hoạt. Trên đây là bài viết của Nhà Thuốc Long Châu giải đáp cho thắc mắc “Bệnh tổ đỉa có chữa được không?” của độc giả. Hy vọng qua bài viết bạn có thể có cho mình những biện pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp. 

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin