Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ù tai trái không chỉ gây ra những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý khác. Để hiểu rõ hơn về tình trạng ù tai trái có nguy hiểm không, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích.
Ù tai là hiện tượng người bệnh cảm thấy trong tai có những âm thanh lạ trong một khoảng thời gian ngắn hoặc kéo dài. Bạn có thể bị ù cả hai tai hoặc chỉ bên tai trái, tai phải. Ù tai cũng có thể kèm theo các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt,…Vậy ù tai trái có nguy hiểm không? Hãy theo dõi bài viết sau đây để được giải đáp rõ hơn.
Ù tai bên trái có thể gây ra các tiếng ồn hoặc tiếng kêu bất thường trong tai như như tiếng sóng vỗ, tiếng muỗi, tiếng trống, tiếng hơi dế kêu,... Điều này ít nhiều gây ra các cảm giác mệt mỏi và khó chịu cho người bệnh.
Ù tai trái có thể gây ra bởi những nguyên nhân sinh lý như sau:
Theo các chuyên gia, nếu tình trạng ù tai trái kéo dài và không có khuynh hướng thuyên giảm thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý dưới đây:
Viêm tai giữa: Đây là căn bệnh rất phổ biến, nhất là ở trẻ nhỏ. Trên thực tế, hiện tượng ù tai trái sẽ được cải thiện nếu như tình trạng viêm nhiễm được giải quyết. Tuy vậy đối với một vài trường hợp, viêm tai giữa có thể gây tổn thương thính giác nặng, thậm chí là gây ù tai khó phục hồi.
Chấn thương vùng đầu, cổ: Những tổn thương ở vùng đầu, cổ có thể làm ảnh hưởng đến dây thần kinh và các vấn đề khác, trong đó có chứng ù tai. Ban đầu, hiện tượng ù tai chỉ ở mức độ nhẹ, nhưng về sau có thể nghiêm trọng hơn, thậm chí là bị điếc.
Bệnh về thận: Theo nghiên cứu, thận là cơ quan nằm ở hai bên cột sống giữ chức năng bài tiết nước tiểu cũng như loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Theo đông y, chức năng thận ảnh hưởng trực tiếp tới thính lực. Do đó, mỗi khi mắc các bệnh về thận hay thận yếu, bạn sẽ gặp một số vấn đề về sức khỏe, trong đó có ù tai.
Bệnh liên quan đến mạch máu: Lưu lượng máu trong cơ thể thay đổi như thiếu máu, huyết áp cao cũng có thể là nguyên nhân gây ù tai trái. Thỉnh thoảng, những thay đổi trong lưu lượng máu sẽ dẫn đến tình trạng ù tai mạch đập. Lúc này, bạn sẽ có cảm nhận được nhịp đập của tim ở phía bên trong tai.
Bệnh ù tai trái có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người khi mắc phải triệu chứng này. Ù tai trái không gây nguy hiểm tới tính mạng, tuy nhiên nếu chậm trễ trong quá trình chẩn đoán và điều trị, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của người bệnh. Những ảnh hưởng của ù tai đến người bệnh có thể kể tới như:
Suy giảm thính lực: Việc ù tai diễn biến trong thời gian dài khiến người bệnh sẽ có nguy cơ bị suy giảm thính lực. Ban đầu, có thể chỉ nghe kém, khó nghe, nhưng lâu dần sẽ khiến cho người bệnh không thể nghe được những âm thanh bình thường, tiếng trò chuyện hay nặng hơn là bị điếc vĩnh viễn.
Mắc một số bệnh lý: Ù tai có thể là dấu hiệu của một vài chứng bệnh nguy hiểm cần được khám và điều trị kịp thời như suy thận, yếu thận... Ù tai trái có thể là tình trạng do suy nhược, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, trong công việc và giao tiếp của người bệnh.
Dễ bị cô lập: Ù tai trái khiến người bệnh khó có thể nghe rõ được âm thanh hay trong những cuộc nói chuyện bình thường. Điều này dễ làm họ cảm thấy tự ti và có xu hướng tránh xa các mối quan hệ từ đó rất dễ bị cô lập dần dần.
Rối loạn giấc ngủ: Đa số người bị ù tai đều gặp tình trạng không thể ngủ ngon vì thường xuyên nghe thấy những âm thanh lạ phát ra từ trong tai gây quấy nhiễu. Nếu không có cách chữa trị ù tai hiệu quả, tình trạng này sẽ kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh.
Các chuyên gia khuyến cáo về cách chữa ù tai tốt nhất là thay đổi chế độ dinh dưỡng và cách sinh hoạt phù hợp, cụ thể như:
Trên đây là một vài thông tin cần thiết giải đáp về bệnh ù tai trái có nguy hiểm không? Tuy tình trạng ù tai là vấn đề rất dễ gặp nhưng khi hiện tượng này xảy ra thường xuyên và diễn biến nặng hơn thì người bệnh cần chủ động đi kiểm tra và điều trị phù hợp. Từ đó, sẽ giảm được nguy cơ mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Thùy Dung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.