Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các bệnh nhân đã từng mắc bệnh ung thư sẽ có nhiều nguy cơ mắc phải ung thư thứ 2. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tự phòng bị cho bản thân những thông tin cần thiết về bệnh ung thư thứ 2 sẽ có thể giúp người bệnh kiểm soát được mức độ lây lan của các tế bào ung thư.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc các thông tin về bệnh ung thư thứ 2 là gì? Các nguyên nhân cùng các triệu chứng phổ biến của bệnh là gì? Hãy bắt đầu đọc bài viết ngay bây giờ nhé.
Bệnh ung thư thứ 2 được hiểu là ung thư xảy ra trên bệnh nhân đã từng mắc ung thư trước đó. Ung thư thứ 2 khác với bệnh ung thư thứ nhất vì đây là bệnh ung thư hoàn toàn mới. Chính vì vậy, bệnh ung thư thứ 2 không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa.
Nhiều người thường nhầm lẫn ung thư thứ 2 chính là ung thư tái phát. Tuy nhiên, trên thực tế là không phải. Tái phát sẽ xảy ra khi bệnh ung thư lần đầu quay trở lại, ngay cả khi nó xuất hiện và phát triển ở một khu vực khác trên cơ thể người bệnh.
Bệnh nhân từng mắc bệnh ung thư sẽ có nguy cơ mắc ung thư thứ 2. Tuy nhiên các bác sĩ cũng không chắc chắn bệnh nhân nào sẽ mắc phải, vì không phải bệnh nhân nào cũng sẽ gặp tình trạng này. Dẫu vậy, các bác sĩ cũng đã tìm ra được một số nguyên nhân gây nên bệnh ung thư thứ 2, cụ thể là:
Sau khi điều trị, một số bệnh nhân vẫn còn sót lại một số tế bào ung thư nên vì thế dễ xảy ra bệnh ung thư thứ 2. Các tế bào này có thể phát triển thành bệnh ung thư trước đó hoặc trở thành bệnh ung thư thứ 2.
Gen di truyền từ cha mẹ sang con trong gia đình. Nguy cơ di truyền dẫn đến bệnh ung thư thứ 2 này có thể là do từ một hoặc một số thành viên trong gia đình đã từng mắc ung thư hoặc các bệnh lý có liên quan đến tế bào ung thư. Vì vậy, hiện nay việc sàng lọc ung thư của các thành viên trong gia đình ngày càng được chú ý đến nhiều hơn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong quá trình bạn điều trị bệnh ung thư bằng phương pháp hóa trị và xạ trị có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thứ 2. Thậm chí, nguy cơ sẽ càng cao hơn nếu bạn đã từng điều trị khi còn bé hoặc tuổi vị thành niên.
Bên cạnh các yếu tố nguy cơ gây nên ung thư thứ 2 đã kể trên, vẫn còn những nguyên nhân khác. Các yếu tố này không chỉ có thể dẫn đến ung thư thứ 2 mà đã từng xuất hiện ở bệnh ung thư thứ 1:
Triệu chứng của bệnh ung thư thứ hai có thể gồm:
Nếu như bạn có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, hãy lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.
Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa bệnh ung thư thứ 2. Nếu bạn đang tầm soát sự ngăn ngừa của bệnh ung thư thứ nhất, các bác sĩ sẽ thông báo đến bạn các hoạt động tầm soát ngăn ngừa bệnh ung thư thứ hai nếu cần.
Nếu có nguy cơ cao mắc phải, bạn sẽ phải thường xuyên kiểm tra để tầm soát bệnh phát triển. Bước đầu trong quá trình tầm soát ung thư chính là bạn phải cung cấp cụ thể và đầy đủ nhiều nhất có thể về tiền sử bệnh lý của gia đình và quá trình điều trị bệnh ung thư trước đó.
Tuy nhiên, người bệnh sẽ không thể kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư thứ 2 như gen di truyền hay từ các phương pháp điều trị. Dẫu vậy, bạn vẫn có thể chủ động làm các việc sau đây để gia tăng sức đề kháng cho cơ thể cũng như giảm quá trình phát triển của các tế bào ung thư:
Nỗi lo sợ về bệnh ung thư thứ 2 là điều dễ hiểu, cũng giống như nỗi sợ khi mắc phải bệnh thư thứ 1 hay ung thư tái phát. Hãy hỏi các bác sĩ về các nguy cơ cụ thể hình thành bệnh và những việc mà bạn cần phải làm để giữ cho cơ thể có một sức khỏe tốt nhất. Đồng thời, bạn cũng nên thường xuyên tiến hành các xét nghiệm sàng lọc ung thư để kiểm tra bệnh tình cho bản thân và gia đình.
Xem thêm: Ung thư thường xảy ra ở lứa tuổi nào?
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.