Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
HBV hay còn được gọi là Hepatitis B virus là nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan B, một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vậy bệnh viêm gan B có mấy loại? Chẩn đoán và điều trị viêm gan B như thế nào? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết này của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Viêm gan B không còn là căn bệnh quá xa lạ, ở nước ta có tỷ lệ người mắc bệnh cao tuy nhiên có rất nhiều người chưa hiểu về căn bệnh này. Hôm nay cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc bệnh viêm gan B có mấy loại và phương pháp chẩn đoán, điều trị bệnh nhé!
Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng gan phổ biến nhất, bệnh do virus Hepatitis B (HBV) hay còn được gọi là virus viêm gan B gây ra. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra những tổn thương ở gan nghiêm trọng như suy gan, xơ gan, ung thư gan... kéo theo nhiều hệ lụy và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh lây lan qua 3 con đường: Đường máu, đường tình dục và lây từ mẹ sang con. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc viêm gan B cao nhất thế giới tuy nhiên chỉ có khoảng 10% số bệnh nhân mắc bệnh đã được chẩn đoán và rất nhiều người không biết mình mắc bệnh.
Tuy viêm gan B rất phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu căn bệnh này, nhiều người không biết là bệnh viêm gan B có mấy loại và khác nhau như thế nào. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời cho câu hỏi viêm gan B có mấy loại ngay nhé.
Bệnh viêm gan B thường chia thành 02 loại đó là viêm gan B cấp tính và viêm gan B mạn tính.
Là tình trạng người bệnh bị nhiễm trùng ngắn kéo dài trong khoảng 6 tháng kể từ khi tiếp xúc với virus Hepatitis B. Đa phần bệnh nhân trong giai đoạn này, triệu chứng thường nhẹ hoặc không có triệu chứng gì, tuy nhiên vẫn có một số lượng ít người bệnh phải nhập viện vì tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.
Nhiều bệnh nhân bị viêm gan B cấp khi ở độ tuổi trưởng thành có thể tự đào thải virus thông qua cơ chế miễn dịch và bình phục hoàn toàn. Trái lại thì nếu cơ thể không loại bỏ được virus, viêm gan B sẽ chuyển từ giai đoạn cấp tính sang giai đoạn mạn tính.
Một số triệu chứng người bệnh có thể gặp phải trong giai đoạn cấp tính này đó là sốt, mệt mỏi, chán ăn, nôn, buồn nôn, đau bụng, nước tiểu đậm màu, đau khớp, vàng da...
Là tình trạng nhiễm trùng trên 6 tháng, HBV không bị loại bỏ khỏi cơ thể và vẫn tồn tại trong máu và gan của người bệnh một cách âm thầm. Lâu dài sẽ dẫn đến các tổn thương gan nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan... nặng hơn dẫn đến tử vong.
Khả năng bị viêm gan B mạn tính phụ thuộc vào độ tuổi người bệnh, nhiễm bệnh ở độ tuổi càng trẻ thì khả năng phát triển thành mạn tính càng cao.
Đa số những bệnh nhân mắc viêm gan B đều không có triệu chứng rõ ràng vì vậy để chẩn đoán bệnh một cách chính xác thì thường dựa vào các kết quả cận lâm sàng và một số xét nghiệm được sử dụng phổ biến đó là:
Sau khi thực hiện các xét nghiệm máu tùy từng trường hợp của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số cận lâm sàng cần thiết để đánh giá mức độ tổn thương gan như siêu âm, các xét nghiệm đánh giá chức năng gan, sinh thiết gan... để có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả cho bệnh nhân.
Bên cạnh câu hỏi bệnh viêm gan B có mấy loại thì nhiều người cũng thắc mắc về phương pháp điều trị bệnh như thế nào để giảm thiểu nguy cơ bị biến chứng nguy hiểm. Các phương pháp điều trị viêm gan B phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
Nếu người bệnh nghi ngờ bản thân đã tiếp xúc với virus viêm gan B và không chắc là tiêm phòng hay chưa thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để tiến hành tiêm globulin miễn dịch trong 12 giờ, điều này có thể giúp bạn tránh mắc bệnh viêm gan B.
Trong giai đoạn viêm gan B cấp tính, ở người trưởng thành thì có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và tự khỏi được nên trong giai đoạn này người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và uống nhiều nước để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể chống lại virus. Bên cạnh đó thì nhiều trường hợp nghiêm trọng cần nhập viện để theo dõi và dùng thuốc.
Hầu hết các trường hợp bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính phải điều trị suốt đời, việc điều trị để giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm và phòng ngừa lây lan bệnh. Tùy từng người bệnh mà có các phương pháp điều trị phù hợp như dùng thuốc ức chế sao chép virus, thuốc tiêm interferon để kích thích hệ miễn dịch tiêu diệt virus, ghép gan ở những trường hợp gan bị tổn thương nặng...
Để bệnh tình tiến triển tốt và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra thì người bệnh cần lưu ý trong chế độ sinh hoạt và ăn uống. Một chế độ ăn uống lành mạnh đủ chất, bổ sung nhiều thực phẩm giàu đạm tốt như cá, sữa..., ngũ cốc, rau xanh, trái cây và tránh các loại thực phẩm có hại cho gan, đường tiêu hóa như thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán, bia rượu, chất kích thích...
Bên cạnh đó thì chế độ sinh hoạt cũng cần được chú ý, duy trì cân nặng, thực hiện các bài tập thể dục thể thao thường xuyên, tâm trạng thoải mái tránh tình trạng stress căng thẳng và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng loại thuốc nào đó để tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
Nhà thuốc Long Châu hy vọng bài viết trên đã giải đáp được câu hỏi bệnh viêm gan B có mấy loại là câu hỏi mà nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm nếu bạn không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhiều biến chứng có thể xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nặng nhất có thể gây tử vong. Chính vì thế khi nghi ngờ bản thân có tiếp xúc với virus viêm gan B bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và có những biện pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Chủ động tiêm phòng vắc xin viêm gan B sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phòng ngừa bệnh. Trung tâm tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị cung cấp vắc xin viêm gan B chính hãng, với tiêu chí: Tiêm nhẹ - ít đau; Vắc xin chính hãng, đa chủng loại; Giá tốt; Hệ thống lưu trữ đạt chuẩn GSP. Liên hệ trực tiếp với Tiêm chủng Long Châu qua Hotline: 1800 6928 để được tư vấn và đặt lịch tiêm vắc xin viêm gan B nhanh nhất.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.