Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm màng não mô cầu là một trong những bệnh nhiễm khuẩn cấp tính được đánh giá là nguy hiểm nhất ở nước ta. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu bệnh viêm màng não mô cầu và cách phòng chống.
Viêm màng não mô cầu xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, căn bệnh này được xếp thứ 6 trong số 10 căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có tỷ lệ tử vong cao nhất. Bởi vậy, việc tìm hiểu thông tin về bệnh viêm màng não mô cầu và cách phòng chống vô cùng quan trọng. Nếu bạn quan tâm đến chủ đề này, đây là bài viết dành cho bạn.
Bệnh viêm màng não mô cầu là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có thể xảy ra rất đột ngột và mức độ nghiêm trọng cao. Nguyên nhân gây viêm màng não mủ là vi khuẩn Neisseria meningitidis. Loại vi khuẩn này được các nhà nghiên cứu phân loại thành 13 nhóm huyết thanh. Trong đó, các nhóm phổ biến nhất gồm có: A, B, C, X, Y, W-135. Ở nước ta, vi khuẩn N.meningitidis chủng A, B, C là thường gặp nhất.
Số liệu thống kê của CDC Hoa Kỳ cho thấy, vi khuẩn N.meningitidis chủng B gây ra 40% ca bệnh. Vi khuẩn N.meningitidis chủng C, Y và W tuy chiếm tỷ lệ thấp hơn nhưng lại là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu ở người trưởng thành.
Bệnh viêm màng não mô cầu có các thể lâm sàng gồm:
Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên, đối tượng dễ nhiễm khuẩn mô cầu nhất là trẻ em dưới 5 tuổi và thiếu niên từ 15 đến 24 tuổi. Việc phải sinh sống trong môi trường đông đúc, không đảm bảo vệ sinh, tiếp xúc nhiều người làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Khi tìm hiểu về bệnh viêm màng não mô cầu và cách phòng chống, chúng ta không nên bỏ qua các dấu hiệu nhận biết căn bệnh. Các triệu chứng viêm màng não mô cầu đặc trưng nhất bao gồm:
Trong số những triệu chứng trên, xuất hiện các vết tử ban là triệu chứng điển hình. Những vết tử ban có thể xuất hiện từ 1 - 2 ngày sau khi bệnh nhân bị sốt. Ban đầu chúng chỉ là dạng chấm nhưng lan rất nhanh. Đôi khi chúng xuất hiện dạng bọng nước kích thước từ 1mm đến vài cm. Màu sắc vết tử ban tím bầm hoặc đỏ sẫm đôi khi có hoại tử ở trung tâm. Những vết tử ban thường xuất hiện từ hông xuống 2 chi dưới.
Nhiều người chưa hiểu rõ về bệnh viêm màng não mô cầu và cách phòng chống băn khoăn liệu căn bệnh này có lây hay không. Chúng ta cần biết, con người chính là một ổ chứa vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên. Các thống kê cho thấy, có đến hơn 25% bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng. Có đến 50% người khỏe mạnh mang vi khuẩn gây bệnh viêm màng não mô cầu trong cơ thể. Có đến 50% ca bệnh có hiện tượng vi khuẩn viêm màng não vào dịch tủy, gây viêm màng não mủ.
Viêm màng não mô cầu có thể lây lan nhanh chóng thông qua đường hô hấp. Người lành khi tiếp xúc với dịch tiết nước bọt, dùng chung đồ, tiếp xúc thường xuyên với người mang vi khuẩn rất dễ lây bệnh. Với khả năng lây lan nhanh chóng, vi khuẩn này cũng dễ tạo thành các ổ dịch lớn trong cộng đồng nếu không được kiểm soát kịp thời.
Bệnh viêm màng não mô cầu nguy hiểm bởi tỷ lệ người lành mang mầm bệnh, người bệnh không có biểu hiện lâm sàng điển hình như kể trên là khá cao. Các triệu chứng xuất hiện trong khoảng 8 giờ đầu sau khi bệnh khởi phát dễ gây nhầm lẫn và gây tâm lý chủ quan.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong của căn bệnh này có thể lên đến 50%. Ngay cả khi được điều trị, tỷ lệ tử vong vẫn ở mức 8% - 15%. Những bệnh nhân chỉ được điều trị sau khi bệnh khởi phát được 3 ngày có tỷ lệ tử vong lên đến 28%.
Vi khuẩn viêm màng não mô cầu có thời gian ủ bệnh 2 - 10 ngày, thường gặp nhất là 3 - 4 ngày. Từ khi nó bắt đầu xâm lấn đến khi bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê, mê sảng và tử vong chỉ trong 24 giờ. Ngay cả khi được điều trị tích cực, cứ 10 bệnh nhân sau khi khỏi bệnh lại có 2 người gặp di chứng nghiêm trọng suốt đời như: bị cắt cụt chi do hoại tử, bị liệt nửa người, bị điếc, bị não úng thủy...
Tiêm phòng viêm màng não mủ được cho là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Ở nước ta hiện đang lưu hành 2 loại vắc xin phòng viêm não mô cầu gồm:
Cả 2 loại này đều không có trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Người dân có thể chủ động đến các trung tâm tiêm chủng hoặc phòng tiêm chủng dịch vụ để được tiêm phòng.
Trên đây là những thông tin quan trọng nhất về bệnh viêm màng não mô cầu và cách phòng chống. Tại nước ta, bệnh viêm màng não mô cầu có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Từ tháng 6 đến tháng 10 là lúc bệnh có khả năng phát triển mạnh nhất. Mỗi người nên được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin trên để được bảo vệ tối ưu nhất.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.