Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Thanh Hương
Mặc định
Lớn hơn
Viêm não và viêm màng não ở trẻ là những bệnh lý nguy hiểm, có thể gây tổn thương não vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin đầy đủ, để bạn hiểu hơn về bệnh viêm não và viêm màng não ở trẻ.
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây viêm não và viêm màng não - hai bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương. Hiểu rõ cách phân biệt và phát hiện sớm hai bệnh lý này giúp can thiệp kịp thời, giúp giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe của trẻ. Vậy đâu là điểm khác biệt giữa viêm não và viêm màng não?
Viêm não và viêm màng não là những bệnh lý nhiễm trùng nghiêm trọng có thể gây tổn thương thần kinh lâu dài. Để nhận biết và điều trị hiệu quả, cần hiểu rõ các tác nhân gây bệnh thường gặp của hai căn bệnh này.
Viêm màng não là tình trạng viêm nhiễm các màng bao bọc não và tủy sống (gồm màng cứng, màng nhện và màng nuôi). Tổn thương chủ yếu ở các màng này và khoang dưới nhện. Vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến và nguy hiểm nhất gây viêm màng não mủ ở trẻ em. Các tác nhân thường gặp gồm:
Viêm màng não do virus thường có tác nhân gây bệnh là Enterovirus (phổ biến nhất), virus Herpes simplex (HSV), virus quai bị, virus sởi, Varicella-zoster, West Nile. Ngoài vi khuẩn và virus, nấm và ký sinh trùng cũng có thể là nguyên nhân gây viêm màng não trong một số trường hợp.
Viêm não là tình trạng viêm nhiễm nhu mô não (chất xám và chất trắng của não bộ). Bệnh gây tổn thương trực tiếp tế bào thần kinh, có thể lan rộng hoặc khu trú ở một vùng não nhất định. Bệnh chủ yếu được gây ra bởi các loại virus như: Virus viêm não Nhật Bản (JEV), virus Herpes simplex (HSV), Enterovirus, virus thủy đậu, virus sởi, quai bị, cúm, virus Zika, West Nile.
Viêm não do vi khuẩn ít phổ biến hơn, thường là biến chứng của viêm màng não vi khuẩn lan vào nhu mô não, do áp xe não, hoặc các bệnh nhiễm trùng nặng. Rất hiếm gặp bệnh viêm não do nấm hoặc ký sinh trùng.
Việc hiểu rõ các đường lây truyền của viêm não và viêm màng não ở trẻ đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh.
Viêm màng não do vi khuẩn lây chủ yếu qua đường hô hấp, thông qua giọt bắn từ người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng của người mang mầm bệnh.
Viêm màng não do virus có thể lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể. Viêm màng não do nấm thường lây qua đường hô hấp, sau đó lan qua máu đến hệ thần kinh trung ương. Viêm màng não do ký sinh trùng có thể lây truyền qua niêm mạc mũi, tiêu hóa hoặc qua nhau thai.
Viêm não Nhật Bản lây truyền qua muỗi đốt, chủ yếu là muỗi Culex sau khi hút máu từ động vật mang virus như lợn hoặc chim hoang dã. Herpes simplex virus (HSV) lây qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết hoặc tổn thương do virus, có thể truyền từ mẹ sang con khi sinh nếu mẹ có nhiễm HSV sinh dục. Còn Enterovirus lây qua đường tiêu hóa, chủ yếu do tiếp xúc phân - miệng, bàn tay bẩn hoặc đồ vật nhiễm mầm bệnh.
Virus sởi, quai bị, thủy đậu, rubella (có thể gây viêm não như biến chứng thứ phát) thường lây qua đường hô hấp. Viêm não do vi khuẩn (ít gặp hơn) lây truyền qua đường máu hoặc trực tiếp từ các ổ nhiễm. Viêm não do nấm hoặc ký sinh trùng lây qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa.
Cả hai bệnh viêm não và viêm màng não ở trẻ đều có các triệu chứng ban đầu không đặc hiệu như sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn. Tuy nhiên, các dấu hiệu thần kinh có sự khác biệt rõ rệt.
Viêm màng não ở trẻ em thường khởi phát nhanh và có thể đe dọa tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các triệu chứng điển hình bao gồm:
Ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi, triệu chứng có thể không điển hình, bao gồm:
Một số trường hợp có thể có phát ban xuất huyết (thường gặp trong viêm màng não do não mô cầu), hoặc các triệu chứng liên quan đến ổ nhiễm khuẩn nguyên phát (viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi,…).
Ở trẻ em, các triệu chứng viêm não thường không đặc hiệu ở giai đoạn đầu nhưng sẽ rõ dần khi tổn thương não tiến triển. Giai đoạn khởi phát, trẻ có thể gặp các triệu chứng không đặc hiệu như:
Ở giai đoạn toàn phát, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng thần kinh như:
Cần lưu ý, các triệu chứng viêm não trong một số trường hợp có thể dễ nhầm lẫn với viêm màng não trong giai đoạn đầu. Nhưng bệnh viêm não đặc trưng bởi tổn thương chức năng não rõ rệt, đặc biệt là rối loạn ý thức và co giật kéo dài.
Việc điều trị viêm não và viêm màng não ở trẻ em cần được thực hiện khẩn trương và toàn diện ngay khi có chẩn đoán nghi ngờ, nhằm giảm thiểu nguy cơ tử vong và di chứng thần kinh lâu dài.
Với viêm màng não do vi khuẩn, bệnh nhân sẽ được dùng kháng sinh tĩnh mạch liều cao, sớm và phù hợp với tác nhân gây bệnh. Loại kháng sinh sẽ được lựa chọn dựa vào kháng sinh đồ hoặc kháng sinh kinh nghiệm ban đầu. Bác sĩ cũng có thể kết hợp Corticosteroid ở một số trường hợp để giảm viêm và di chứng, đặc biệt là trường hợp viêm màng não do Hib, phế cầu ở trẻ trên 6 tuần tuổi.
Với trường hợp viêm màng não do virus, việc điều trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ và triệu chứng hạ sốt, chống co giật, bù nước điện giải, giảm đau, dinh dưỡng. Một số ít trường hợp viêm màng não do HSV cần dùng thuốc kháng virus.
Điều trị viêm não do virus chủ yếu là điều trị hỗ trợ và triệu chứng như kiểm soát phù não, chống co giật, đảm bảo thông khí và tuần hoàn, duy trì cân bằng nước điện giải, dinh dưỡng, vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Riêng viêm não do HSV thì cần điều trị bằng thuốc kháng virus. Bệnh viêm não do vi khuẩn được điều trị kháng sinh tương tự viêm màng não vi khuẩn.
Trên đây là những điểm khác biệt cơ bản giữa bệnh viêm não và viêm màng não ở trẻ. Phát hiện sớm, điều trị đúng cách, kịp thời sẽ giúp trẻ tránh được những biến chứng và di chứng nặng nề. Trong đó, cách hiệu quả để phòng ngừa hai căn bệnh viêm não và viêm màng não ở trẻ chính là tiêm vắc xin phòng bệnh. Để biết đâu là loại vắc xin phù hợp với con mình, cha mẹ có thể liên hệ Trung tâm Tiêm chủng Long Châu trên toàn quốc để được tư vấn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.