Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Băng huyết được xem là một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm của phụ nữ sau sinh, nếu không xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy nếu như sản phụ bị băng huyết có sinh con được không? Khi băng huyết thì cần phải làm gì?
Băng huyết là một nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở sản phụ sau khi sinh. Bị băng huyết có sinh con được không có lẽ đang là câu hỏi của nhiều chị em phụ nữ. Bởi nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đe dọa sinh mạng của cả mẹ và bé. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để hiểu rõ hơn về tình trạng băng huyết này nhé!
Sau khi sinh nở, băng huyết thường là hiện tượng phổ biến xảy ra ở sản phụ. Có hai cách gọi phổ biến cho hiện tượng này là băng huyết hoặc băng huyết sau sinh. Để được chẩn đoán là băng huyết, thường cần đạt mức mất máu từ 500ml trở lên đối với sinh thường và 1000ml trở lên đối với sinh mổ.
Băng huyết sau sinh được phân loại thành hai loại chính:
Băng huyết sau sinh có thể xảy ra bởi rất nhiều yếu tố khác nhau bao gồm:
Băng huyết sau sinh có thể xảy ra trong trường hợp tử cung không thể co hồi lại sau khi em bé ra đời, do cơ tử cung của mẹ không đủ mạnh để ngăn chặn máu tiếp tục chảy. Điều này dẫn đến tình trạng sản phụ bị mất quá nhiều máu, gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Tổn thương cơ quan sinh dục của sản phụ cũng có thể là nguyên nhân gây băng huyết sau sinh. Đây là tình trạng xảy ra khi tử cung, âm đạo... bị rách ra trong quá trình sinh nở, gây ra băng huyết. Việc can thiệp kịp thời để xử lý tình trạng này là cần thiết để giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe của mẹ và bé.
Rối loạn đông máu cũng là một nguyên nhân thường gặp gây băng huyết sau sinh. Đây là tình trạng thường xảy ra ở những sản phụ bị bong nhau, thai chết lưu hoặc nhiễm trùng. Tình trạng sức khoẻ của mẹ phụ thuộc vào số lượng máu đã bị mất trong quá trình này, có thể nặng hoặc nhẹ.
Ngoài ra, bất thường của bánh nhau cũng có thể là nguyên nhân gây ra băng huyết sau sinh. Đây là tình trạng xảy ra khi bánh nhau bám thấp, nhau tiền đạo hoặc diện tích bánh nhau quá lớn.
Nhận biết và nắm bắt được những dấu hiệu của băng huyết là điều cần thiết với bất cứ gia đình nào đang có phụ nữ mang thai. Các triệu chứng điển hình thường xuất hiện sau khi sinh bao gồm:
Trả lời cho câu hỏi “Sản phụ bị băng huyết có sinh con được không?” thì đừng quá lo lắng vì mẹ vẫn hoàn toàn có thể sinh con sau khi bị băng huyết nhé!
Tuy nhiên, băng huyết có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng sau này, chẳng hạn như suy hô hấp, các bệnh lý liên quan đến máu làm mất khả năng sinh sản và nhiều hệ lụy đối với sức khỏe khác. Vì vậy, việc thường xuyên thăm khám và hỏi ý kiến với các chuyên gia y tế là điều vô cùng cần thiết. Để từ đó có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời tránh xảy ra những trường hợp không mong muốn.
Ngoài những thắc mắc về “Bị băng huyết có sinh con được không?” thì có lẽ các mẹ cũng đang thắc mắc “Liệu phải làm gì nếu rơi vào tình trạng này?”. Trong trường hợp này, mẹ chỉ cần giữ thái độ bình tĩnh và đừng quá lo lắng. Còn lại, việc chẩn đoán và điều trị băng huyết thì đòi hỏi sự can thiệp chuyên môn của các chuyên gia y tế có liên quan:
Để phòng tránh băng huyết xảy ra thì trong thời gian mang thai, các mẹ bầu cần lưu tâm đến một số điều sau đây:
Sau khi chuyển dạ, mẹ bầu nên ở lại bệnh viện từ 3 đến 5 ngày tùy theo phương pháp sinh mổ hay sinh thường. Điều này giúp cho bác sĩ có thể theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và em bé, đồng thời phát hiện và điều trị kịp thời những triệu chứng bất thường.
Mặc dù băng huyết là một vấn đề có thể xảy ra sau khi chuyển dạ, nhưng sản phụ vẫn có thể sinh con được. Những giải đáp về câu hỏi bị băng huyết có sinh con được không đã được giải đáp ở trên, hy vọng sẽ giúp các mẹ bầu chuẩn bị tốt hơn cho quá trình sinh con của mình, nhằm đạt được thai kỳ khỏe mạnh và hậu sản an toàn.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: vinmec.com
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.