Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mề đay mãn tính là căn bệnh da liễu không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của người bệnh. Vì vậy, việc thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống trong cuộc sống hàng ngày là vô cùng quan trọng để cải thiện tình trạng của bệnh.
Mề đay mãn tính xuất hiện thường kèm theo các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, phát ban, sưng phù khiến cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Việc mà người bệnh cần làm đó chính là có một chế độ ăn uống hợp lý và thay đổi thói quen sinh hoạt nhằm cải thiện bệnh hiệu quả hơn. Vậy người bị mề đay mãn tính kiêng gì để hết bệnh? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Thời tiết thường hay thay đổi đột ngột, nhất là vào giai đoạn chuyển mùa làm cho các kháng thể quá mẫn cảm tăng trong cơ thể. Không chỉ vậy, nhiệt độ quá cao còn dễ làm cho người bệnh đổ mồ hôi khiến da bị bí bách, tích tụ đầy mồ hôi bám vào lỗ chân lông và gây nổi mẩn đỏ. Khi thời tiết se lạnh và khô hanh, nhiệt độ và độ ẩm giảm sâu dễ khiến da trở nên khô ráp, bong tróc, làm yếu đi hàng rào bảo vệ và gây nổi mề đay mãn tính.
Thời tiết giao mùa đột ngột làm cho cơ thể không thích nghi kịp thời nên dẫn đến hiện tượng dị ứng thời tiết
Có nhiều yếu tố gây dị ứng như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau kháng viêm… các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và chứa nhiều hóa chất, một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa, đậu phộng… Ngoài ra, các nhân tố khác như khói bụi, phấn hoa, lông động vật cũng có thể gây dị ứng và mề đay mãn tính.
Một số loài côn trùng nguy hiểm như nhện, rết, ong cắn sẽ khiến cho chúng ta có cảm giác đau, ngứa, sưng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, một số người có cơ địa yếu hơn sẽ bị dị ứng nặng và xuất hiện vài triệu chứng nghiêm trọng như ngứa phát ban, phù nề, khó thở hoặc thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng nếu như không được điều trị kịp thời.
Gan có chức năng chống độc, bảo vệ cho cơ thể bằng cách chuyển hóa, làm giảm độc tính và biến các chất độc hại thành chất không có độc hoặc ít độc rồi thải ra bên ngoài.
Gan suy yếu làm cho cơ thể không thể đào thải những yếu tố độc hại ra bên ngoài
Tuy nhiên, tế bào Kupffer sẽ hoạt động quá mức do các yếu tố độc hại từ bên ngoài xâm nhập vào, làm sản sinh ra một số chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… và làm cho tế bào gan bị hoại tử cũng như suy giảm chức năng gan. Lúc này độc tố trong gan và cơ thể do bị tích tụ lâu ngày nên dễ dẫn tới các triệu chứng như mề đay mãn tính, mẩn ngứa, mụn nhọt…
Nhóm thực phẩm giàu đạm bao gồm thịt gà, thịt bò, cua, tôm, hải sản, cá biển, sữa bò… chứa nhiều protein và khiến cho cơ thể khó tiêu hóa, hấp thụ nên dễ làm cho da bị kích ứng và tái phát nhiều lần.
Đường và muối là hai loại thực phẩm dễ gây kích ứng thần kinh ngoại biên, xuất hiện những nốt mẩn đỏ trên cơ thể gây ngứa ngáy khó chịu, làm suy giảm chức năng hệ miễn dịch của cơ thể, khiến tình trạng mề đay mãn tính kéo dài và rất khó để điều trị.
Đường và muối là hai loại thực phẩm nên tránh sử dụng khi bị mề đay mãn tính
Các món ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, cay nóng khiến cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để tiêu thụ. Không chỉ vậy, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ còn làm cho da trở nên khô và bong tróc hơn và tình trạng mề đay mãn tính trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm nhiều dẫu mỡ không dễ tiêu hóa và còn làm cho tình trạng da ngày một xấu đi
Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… là nguyên nhân làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Do đó, nếu như người bệnh tiếp tục cố ý sử dụng các chất kích thích sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn và có thể tái phát nhiều lần.
Đậu phộng, sữa, hải sản, trứng, hạt, lúa mì,... đều là những thực phẩm dễ gây dị ứng cho cơ thể. Nếu như người bệnh có tiền sử dị ứng thì cần phải tránh xa các loại thực phẩm này.
Vitamin A có vai trò tham gia vào quá trình tái tạo tế bào da, kích thích biểu mô da phát triển, ngăn ngừa tình trạng da nứt nẻ, bong tróc và giúp da trở nên hồng hào hơn. Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A như cá, cà chua, cà rốt…
Vitamin B này không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, tăng cường khả năng hoạt động của hệ thần kinh mà còn nâng cao sức khỏe cho làn da, làm lành vùng da bị tổn thương một cách nhanh chóng. Không chỉ vậy, vitamin B còn hỗ trợ phục hồi chức năng gan, nâng cao hệ miễn dịch và hạn chế mề đay mãn tính tái phát. Những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B như rau xanh, chuối, hạt điều, gạo lứt,...
Bổ sung cho cơ thể những loại thực phẩm giàu vitamin B để cơ thể luôn được khỏe mạnh
Vitamin C là một chất chống oxy hóa có khả năng kích thích sản xuất collagen, chống lão hóa, tái tạo làn da tổn thương, tăng cường độ ẩm cho da, hạn chế các tác hại của môi trường và ánh nắng mặt trời đối với cơ thể. Ngoài ra, vitamin C còn kích thích quá trình loại bỏ độc tố, nâng cao sức đề kháng, từ đó hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng mề đay mãn tính và mẩn ngứa một cách nhanh chóng. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như kiwi, dưa lưới vàng, ớt chuông, súp lơ trắng, cà chua, khoai tây…
Một số loại trà như: Trà xanh, trà gừng, trà hoa cúc,... chứa nhiều vitamin C và là chất chống oxy hóa, giúp cho giấc ngủ của người bệnh được sâu, giảm stress, luôn có tinh thần thư thái, tỉnh táo, loại bỏ chất độc trong cơ thể, thanh lọc cơ thể và suy giảm các triệu chứng mề đay mãn tính, nổi mẩn ngứa…
>>> Mách bạn: Dung dịch uống A.T Desloratadin 2.5mg hương dâu hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng, mề đay mãn tính (30ml) cực kỳ hiệu quả.
Mề đay mãn tính là căn bệnh không khó để chữa khỏi nhưng lại đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì chăm sóc cho bản thân và nên kiêng ăn một số loại thực phẩm để tình trạng bệnh có thể thuyên giảm. Ngoài ra, nếu thấy bệnh có biểu hiện nặng hơn và mãi không khỏi, người bệnh nên sớm đi khám tại các cơ sở bệnh viện để được thăm khám và chữa bệnh kịp thời.
Tạ Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.