Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bị chó cắn chảy máu ít có sao không? Có lây bệnh dại không?

Ngày 27/10/2022
Kích thước chữ

Chó cắn mang đến nỗi lo lớn nhất là bị lây bệnh dại. Nếu bị chó cắn chảy máu ít có sao không, chó cắn xước da chảy máu ít có bị bệnh dại không? Bạn xem thông tin giải đáp này nhé!

Theo thống kê của WHO, thế giới có khoảng 59.000 người tử vong mỗi năm do mắc bệnh dại. Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh dại ở người là bị chó dại cắn. Ở Việt Nam, bình quân mỗi năm có 400.000 người phải điều trị dự phòng vì bị chó cắn. Nhiều người hiểu sai rằng chó cắn chảy máu ít không nguy hiểm. Thực tế thì chỉ cần chó cắn trầy xước da cũng đã tiềm ẩn lây nhiễm bệnh.

Các cấp độ tổn thương khi bị chó cắn

Tùy vào sức tấn công của chó mà vết cắn có mức độ tổn thương khác nhau. Hiện nay, mức độ nghiêm trọng khi bị chó cắn được phân chia thành 5 loại.

  • Cấp độ 1: Răng của chó không tạo ra bất cứ vết trầy xước nào. Thường gặp khi chó cắn nhẹ qua lớp quần áo và không gây nguy hiểm.
  • Cấp độ 2: Vết cắn làm da bị trầy xước nhẹ nhưng không chảy máu. Lúc này, nước dãi của chó đã có thể truyền vi khuẩn vào cơ thể.
  • Cấp độ 3: Vết cắn của chó gây ra 1 đến 4 vết thương hở, nông và chảy máu ít trên da.
  • Cấp độ 4: Vết cắn gây ra từ 1 đến 4 vết thương hở, trong đó có 1 vết cắn bị thủng sâu.
  • Cấp độ 5: Chó tấn công mạnh bạo, cắn nhiều vết thủng sâu.
bị chó cắn chảy máu ít có sao không 1 Trường hợp chó cắn chảy máu ít nằm ở cấp độ 3

Bị chó cắn chảy máu ít có sao không?

Chó cắn xước da chảy máu tức là đã gây tổn thương trên da. Dù chảy máu ít hay nhiều thì nước dãi của chó cũng đã tiếp xúc vào trong cơ thể. Nếu là chó khỏe mạnh và bạn giữ gìn sạch sẽ vết cắn thì không gây hại tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu con chó đó bị bệnh dại, virus dại trong nước bọt sẽ truyền sang người. Virus di chuyển theo máu, hệ thần kinh đến các cơ quan và gây bệnh nguy hiểm.

Bị chó cắn chảy máu ít có sao không được các bác sĩ giải đáp là có thể gây tử vong nếu bị lây nhiễm bệnh dại. Bệnh dại là một trong những bệnh lây từ chó sang người phổ biến nhất. Người bệnh lên cơn dại thì 100% sẽ tử vong. Trên thế giới vẫn chưa có thuốc hay phương pháp nào chữa được bệnh dại. Bệnh thường ủ từ 7 ngày cho đến 1 năm, phổ biến nhất là sau khi bị chó cắn 1 - 2 tháng.

Những triệu chứng ban đầu của bệnh dại là bị sốt, đau đầu và chán ăn, người dần dần kiệt sức. Sau 3 - 4 ngày phát bệnh, người nhiễm bệnh dại dễ bị kích động, rơi vào trạng thái lú lẫn, ảo giác, sợ nước, mất ngủ, co cơ hoặc tê liệt. Có 80% trường hợp mắc bệnh dại bị đau và ngứa liên tục ở vết chó cắn. Khi virus chạy vào não và tim, nó gây tê liệt hệ thần kinh, ngừng hô hấp và tử vong.

bị chó cắn chảy máu ít có sao không 2 Bị chó cắn chảy máu ít có sao không được giải đáp là có tiềm ẩn nguy hiểm

Khi bị chó cắn chảy máu, ngoài rủi ro lây bệnh dại thì còn có nguy cơ nhiễm trùng hoặc mắc bệnh uốn ván. Trong đó, nhiễm trùng là do nước bọt của chó chứa vi khuẩn, vi trùng hoặc quá trình xử lý vết cắn tiếp xúc với vi khuẩn ở môi trường bên ngoài. Nhiễm trùng gây mưng mủ, sưng tấy ở da. Vi khuẩn có thể đi vào máu gây nhiễm trùng máu, nguy cơ tử vong nếu không điều trị sớm.

Bệnh uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính do khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra. Khuẩn uốn ván chủ yếu trú ngụ trong đất nên dễ dính ở móng chân của chó. Nó cũng tồn tại ở cống rãnh, phân của gia cầm hoặc trâu, bò, ngựa. Thông qua vết chó cắn bị chảy máu, nó xâm nhập và phát triển thành ổ nhiễm trùng uốn ván gây biến chứng viêm phổi, vỡ cơ, ngừng tim đột ngột và tử vong.

Xử trí thế nào khi bị chó cắn chảy máu ít?

Tại thời điểm bị chó cắn, con chó đó có biểu hiện hung dữ, chạy điên loạn, mồm chảy nhiều nước dãi thì khả năng cao là đang bị bệnh dại. Bạn cần tiến hành sơ cứu khi bị chó cắn sau đó đến ngay cơ sở tiêm chủng vacxin để tiêm phòng. Nếu con chó không có biểu tượng bất thường, bạn bắt nhốt nó lại để tiện theo dõi. Chó dại thường sẽ bị chết sau khi phát bệnh từ 3 - 7 ngày.

Bị chó cắn chảy máu ít có sao không sẽ giảm nguy cơ nhiễm bệnh nếu bạn sơ cứu kịp thời và đúng cách. Đây là một số việc cần làm khi bị chó cắn chảy máu:

  • Rửa sạch vùng da bị chó cắn bằng xà phòng và nước ấm. Tốt nhất là rửa dưới vòi nước chảy liên tục trong 10 - 15 phút. Có thể dùng ngón tay ấn nhẹ để đẩy ít máu ra ngoài giúp loại bỏ vi trùng, vi khuẩn.
  • Sát trùng vị trí da bị chó cắn bằng cồn 70 độ, dung dịch cồn iod hoặc các loại thuốc kháng sinh, khử trùng có công dụng tương tự. Chờ khô tự nhiên trong 5 - 10 phút thì dùng băng gạc vô trùng quấn kín lại.

Chó cắn chảy máu ít có cần tiêm phòng không?

Chó cắn xước da chảy máu có phải tiêm phòng dại không cần xem xét lịch sử tiêm phòng cho chó và vị trí bị cắn. Mặc dù chó đã được tiêm chủng nhưng nếu bị cắn vào mặt, đầu hoặc bộ phận sinh dục thì bạn vẫn nên sớm tiêm phòng dại. Đây là những bộ phận tập trung nhiều sợi thần kinh trung ương và dễ bị virus dại tấn công. Nếu chó cắn ở vị trí khác thì theo dõi thêm trong 10 ngày.

bị chó cắn chảy máu ít có sao không 3 Tiêm phòng vacxin là cách ứng phó tốt nhất khi bị chó cắn chảy máu

Chó bị bệnh dại sẽ biểu hiện qua hành vi bất thường như: Dễ kích động, cắn sủa dữ dội, bỏ ăn, mắt đỏ ngầu, chảy nhiều nước dãi, gặm và ăn bừa bãi, chạy loạn xạ, bị liệt chân sau, chết sau 3 - 7 ngày phát bệnh. Quan sát thấy chó có triệu chứng dại thì bạn ngay lập tức đi tiêm phòng vacxin. Nếu không bắt nhốt được chó để theo dõi, bạn chủ động tiêm phòng để tránh rủi ro.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc bị chó cắn chảy máu ít có sao không. Bạn chớ chủ quan vì các bệnh nhiễm trùng, uốn ván, bệnh dại do bị chó cắn đều rất nguy hiểm. Để được tư vấn thêm về cách xử trí sau khi bị chó cắn, bạn có thể liên hệ tới bác sĩ hoặc các cơ sở tiêm chủng.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin