Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc áp dụng cách sơ cứu vết chó cắn tại nhà trong trường hợp bị chó dại cắn là điều rất quan trọng, có thể xóa được nguy cơ tử vong. Cùng tìm hiểu cách xử trí sau khi bị chó dại cắn qua bài viết sau.
Khi bị chó cắn, nạn nhân sẽ dễ gặp các nguy cơ như nhiễm trùng vết thương, bị uốn ván, bị lây truyền bệnh dại. Vì thế, sau khi bị cắn, bạn cần áp dụng nhanh cách sơ cứu chó cắn tại nhà và đi tiêm phòng trong vòng 7 ngày để đảm bảo an toàn.
Trường hợp vết thương nhẹ thì bạn có thể tự xử lý tại nhà bằng việc rửa sạch vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước chảy và kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng.
Loại bỏ chất bẩn và mảnh vụn từ vết thương, sau đó lau khô bằng khăn mềm
Sử dụng băng vô trùng để băng sơ qua vết thương để chống bụi bẩn.
Sau đó đến bác sĩ để được thăm khám.
Với vết cắn lớn cần cầm máu, bước sơ cứu chó cắn tại nhà đầu tiên là ép trực tiếp lên vết thương 3-5 phút để cầm máu.
Rửa vết thương dưới vòi nước chảy, nếu vết thương có lỗ sâu thì phải bóp để máu chảy ra.
Rửa lại bằng dung dịch sát trùng như cồn, dung dịch tẩy rửa có chứa iốt, dung dịch oxy già… để phòng ngừa vết thương bị nhiễm trùng.
Giữ vùng bị thương cao hơn tim, sau đó dùng một ít gạc hay bông gòn để cầm máu, bôi thuốc mỡ kháng sinh rồi băng nhẹ lại (không nên băng quá chặt vết thương để tránh bị tắc nghẽn máu lưu thông).
Tuyệt đối không dùng các chất lạ đưa được kiểm chứng về mức độ hiệu quả để bôi vào vết thương như: nước ép hoặc nhựa cây, đắp thuốc thảo dược lên vết thương.
Sau nên nên chuyển người bệnh tới cơ sở y tế để được xử lý chuyên khoa.
Đặc biệt, với những vết cắn trên mặt tạo thành những thương tổn lớn như cắn vào mắt, vào tai gây rách da rộng, vết cắn chảy máu ồ ạt, vết cắn ở các khớp hoặc ngay dây chằng - gân… thì phải lập tức đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để tiến hành rửa, cắt lọc và khâu vết thương.
Tùy tình trạng vết thương mà bác sĩ sẽ quyết định ngoài việc xử lý vết thương có cần tiêm ngừa dại và uốn ván (phong đòn gánh) hay không.
Theo bác sĩ, việc rửa ngay lập tức, rửa kỹ vết cắn của chó nghi bị dại bằng nước và xà phòng là điều rất quan trọng, có thể xóa được nguy cơ tử vong. Những nghiên cứu cho thấy rằng virus dại sẽ bị giết chết nhanh chóng với xà phòng nhưng ở môi trường bình thường virus dại có thể sống từ một đến 2 tuần.
Xem thêm: Sơ cứu trẻ bị chó cắn
Hầu hết những trường hợp bị chó cắn đều là do vật nuôi trong nhà hoặc vật nuôi của nhà hàng xóm. Tuy nhiên tỷ lệ chó nhà được tiêm phòng dại chỉ đạt gần 30% (ở nông thôn tỷ lệ này còn thấp hơn). Thế nên mỗi năm nước ta vẫn có hơn 100 người tử vong do chó cắn, cào và làm lây bệnh dại do chủ quan không sơ cứu vết thương và đi tiêm phòng bệnh.
Sau khi bị cắn, nếu trong vật nuôi có chứa virus gây bệnh thì sẽ lây nhiễm qua nạn nhân thông qua nước bọt. Thời gian ủ bệnh của virus dại trong cơ thể người sẽ kéo dài trong khoảng từ 5 ngày cho đến 2-3 tháng. Cũng có một số trường hợp sau một năm mới phát bệnh dại. Điều này tùy thuộc vào vị trí vết cắn, với những vết cắn càng gần não thì thời gian phát bệnh càng nhanh. Nếu vết cắn ở chân thì thời gian ủ bệnh có thể lên đến 1-2 năm.
Vì thế điều cần làm sau khi áp dụng các cách sơ cứu vết chó cắn tại nhà khi bị chó cắn đó là theo dõi tình trạng của vật nuôi. Tùy thuộc vào tình trạng của con chó mà chúng ta sẽ quyết định có tiêm vacxin phòng dại không, vị hiện nay loại vaxin này cũng để lại tác dụng phụ là khiến chỉ số IQ của nạn nhân bị giảm đi khá nhiều.
Khoảng thời gian khoảng từ 7 – 10 ngày sau khi bị chó cắn là khoảng thời gian con chó có thể lên cơn dại. Chủng dại ở chó thường chia làm thể dại điên cuồng và thể dại câm (bại liệt). Nếu chó có các biểu hiện như thay đổi tính nết, hung dữ hơn,cắn bậy, gầm gừ mà không có lý do, hay sùi bọt mép thì đây là biểu hiện của thể dại điên cuồng. Khoảng thời gian phát bệnh của chúng là từ 3 - 7 ngày. Thể dại bại liệt thì chúng sẽ trở nên ốm yếu, thích rúc vào góc tối, không ăn không uống, và chết sau 2 - 3 ngày.
Vì thế sau khi bị cắn, bạn nên theo dõi chó ít nhất trong khoảng 2 tuần. Nếu chúng vẫn bình thường và khỏe mạnh thì không cần tiêm vacxin.
Nếu chúng có biểu hiện dại thì nên tiêm vacxin càng sớm càng tốt. Hoặc nếu đó là chó hoang mà bạn không thể theo dõi tình trạng, thì tốt nhất cũng nên tiêm phòng.
Bài viết chia sẻ cách sơ cứu chó cắn tại nhà và cách xác nhận biểu hiện dại ở chó. Hãy áp dụng cho bản thân và những người xung quanh khi bị chó, mèo cắn hoặc cào nhé.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...