Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi bị chó cào chảy máu, nhiều người có tâm lý lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy khi bị chó cào chảy máu có cần chích ngừa không? Câu trả lời chính xác nhất sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây!
Tuy chó là vật nuôi thân thiết của nhiều gia đình song không trường hợp bị chó cào chảy máu xảy ra. Trong khi bệnh dại vẫn là mối lo với những nguy hiểm rình rập, nhiều người đã có lo lắng bị chó cào chảy máu có cần chích ngừa không. Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp cho băn khoăn này.
Trong quá trình tiếp xúc hoặc đùa giỡn với chó, chúng ta có thể bị chó cào chảy máu. Đôi khi chỉ vì chó yêu mến bạn và nhảy chồm lên đùa giỡn khiến móng của chúng quẹt lên da bạn cũng gây chảy máu. Liệu hành động này có làm xảy ra nguy cơ gây bệnh hay không?
Trước hết, chúng ta đều biết rằng chó sử dụng các chi để đào bới, cào cấu khắp nơi nên chắc chắn móng chân của chó chứa rất nhiều vi khuẩn có hại. Khi nó tạo thành vết thương hở trên da chúng ta thì rất có thể vi khuẩn sẽ xâm nhập và “tấn công” cơ thể. Đó là lý do mà không ít người gặp hiện tượng uốn ván khi bị chó cào chảy máu.
Không những vậy, một mối nguy hiểm khác cũng có thể xảy đến đó là bệnh dại. Rất nhiều người thắc mắc tại sao khi bị chó cào lại có thể mắc bệnh dại trong khi nước dãi của chó mới là nguồn cơn gây bệnh? Thực ra, có một sự thật rằng chó thường xuyên liếm bàn chân của chúng, do đó khả năng gây ra các bệnh nguy hiểm như bệnh dại khi bạn bị chó cào chảy máu là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Ngoài ra còn có nhiều căn bệnh có thể lây từ chó sang người tiềm ẩn nguy cơ khi bị chó cào chảy máu. Vì thế bạn không nên chủ quan khi bản thân hoặc gia đình gặp phải trường hợp này. Các vết xước và chảy máu trên da có thể không quá lớn nhưng chúng có thể chuyển thành những vết nhiễm trùng nghiêm trọng, thậm chí là mối nguy hiểm tiềm tàng khi chúng cắm sâu vào phần mô mỡ dưới da.
Vậy bị chó cào chảy máu có cần chích ngừa không? Theo các bác sĩ, việc này phụ thuộc vào mức độ “lành tính” của chính cá thể chó đã cào bạn và vết thương nông sâu trên cơ thể. Trong tình huống này, bạn nên bình tĩnh xử lý theo hướng dẫn sau:
Trong trường hợp này, nếu vết xước chảy nhiều máu, bạn hãy dùng khăn sạch đè lên hoặc buộc chặt cho đến khi máu ngừng chảy. Sau đó, bạn hãy rửa vết thương thật sạch bằng xà phòng và nước. Tiếp theo, bạn lấy khăn bông sạch lau khô vùng da bị chó cào rồi bôi một ít thuốc mỡ kháng sinh và băng vết thương lại.
Sau khi tiến hành sơ cứu vết chó cào, bạn hãy theo dõi diễn biến của vết xước trong vòng 72 giờ, để ý kỹ xem cơ thể có dấu hiệu bị nhiễm trùng hay không. Nếu bạn gặp một vài biểu hiện như tăng nhiệt độ, đỏ, sưng, đau nhức hoặc tạo các vệt đỏ trên da thì hãy đến ngay bệnh viện để được theo dõi điều trị.
Trong trường hợp bạn bị chó hoang, chó dại cắn hoặc vết cào xuyên sâu vào da, chảy nhiều máu hoặc nghi ngờ chó đã liếm chân trước đó thì được coi là tình huống khá nguy hiểm. Trước tiên, bạn cần sơ cứu tại nhà bằng cách cầm máu, rửa sạch vết chó cào và sát khuẩn sơ bộ. Sau đó, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để chích ngừa vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại ngay khi có thể.
Trong vòng 15 ngày sau đó, bạn hãy theo dõi kỹ xem chó đã cào bạn chảy máu có biểu hiện gì lạ thường hay không, đồng thời theo dõi độ nhiễm trùng của vết xước bằng các dấu hiệu tăng nhiệt, đỏ, sưng, đau nhức... Khi có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, bạn cần đến ngay bệnh viện để được cấp cứu, chữa trị kịp thời.
Ngoài ra, một số trường hợp nguy cấp khác mà bạn cũng cần đi chích ngừa ngay như sau:
Để hạn chế tối đa những mối nguy hiểm từ tình trạng bị chó cào cắn, bạn nên thực hiện theo một số khuyến cáo sau:
Từ những thông tin hữu ích trên đây có thể thấy việc bị chó cào chảy máu có cần chích ngừa không tùy thuộc vào từng trường hợp. Do đó, nếu gặp tình huống này, bạn nên theo dõi đồng thời cá thể chó cào cắn và những biểu hiện của bản thân hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần thiết để có phương án xử lý sớm và phù hợp.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...