Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh dại lây từ chó sang người chiếm tỷ lệ hơn 95% các ca mắc bệnh dại tại Đông Nam Á. Bị chó dại cắn nếu chủ quan, không sơ cứu đúng cách và tiêm phòng sớm dễ mất đi tính mạng. Bài viết này sẽ cho bạn biết bị chó dại cắn phải làm gì?
Bệnh dại chủ yếu lây truyền từ chó sang người thông qua vết cắn. Virus dại có thể tồn tại trong nước bọt của chó dại khoảng 10 ngày trước khi con chó phát bệnh. Vì vậy, khi bị chó cắn, dù những biểu hiện của bệnh dại chưa rõ ràng chúng ta cũng không được chủ quan. Virus dại sẽ xâm nhập từ vết thương, theo các dây thần kinh tấn công tủy sống và não. Khi tình trạng viêm não xuất hiện, những dấu hiệu bệnh dại ở người mới rõ ràng. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, bị chó dại cắn phải làm gì?
Việc đầu tiên chúng ta cần làm sau khi bị chó dại cắn là sơ cứu vết thương đúng cách. Chưa biết sơ cứu khi bị chó cắn như thế nào, bạn có thể tham khảo quy trình sau đây:
Trong khi sơ cứu vết thương do chó cắn, chúng ta cần lưu ý: Những người chưa biết bị chó dại cắn phải làm gì thường làm theo kinh nghiệm dân gian như bôi dầu hỏa, đắp lá, nặn bóp máu, bôi ớt bột… Điều này là phản khoa học và có thể gây nhiễm trùng vết thương.
Khi bị chó dại cắn phải làm gì? Sau khi sơ cứu vết thương, người bị chó cắn nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn tiêm phòng. Thông thường, sau khi chó cào, cắn, các bác sẽ sẽ cân nhắc chỉ định tiêm phòng uốn ván và tiêm phòng dại cho nạn nhân.
Uốn ván cũng là một bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao không thua kém bệnh dại. Tất cả các vết thương hở trên da đều tiềm ẩn nguy cơ bị trực khuẩn uốn ván xâm nhập và gây bệnh. Căn cứ vào tình trạng thương tích, tiền sử tiêm uốn ván trước đây của nạn nhân, các bác sĩ sẽ quyết định có tiêm phòng uốn ván hay không. Thời gian tốt nhất để chích uốn ván là 24 giờ sau khi tiếp xúc với vi khuẩn uốn ván.
Bị chó dại cắn phải làm gì? Tiêm vắc xin phòng bệnh dại ở người là việc làm quan trọng nhất. Khi xác định con vật gây thương tích bị dại, việc tiêm phòng dại là bắt buộc và càng sớm càng tốt. Tùy từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ có thể chỉ định chỉ tiêm duy nhất vắc xin phòng dại hay tiêm kết hợp huyết thanh kháng dại Immunoglobulin. Cần lưu ý:
Sau khi tiêm vắc xin phòng dại, nạn nhân cần lưu ý:
Bị chó dại cắn phải làm gì đối với con vật?
Làm gì khi bị chó dại cắn? Việc tiếp theo cần làm là theo dõi sức khỏe sau tiêm phòng. Sau khi tiêm, người bị chó cắn nên lưu lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi phản ứng phụ. Một số phản ứng phụ thường gặp của người tiêm vắc xin phòng dại như:
Nếu có bất cứ triệu chứng nặng nào, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện nhanh chóng nhất.
Trên đây thông tin giúp bạn giải đáp cho câu hỏi "bị chó dại cắn phải làm gì?". Để không phải hoang mang, lo lắng sau khi bị chó dại cắn, những người có nguy cơ cao bị phơi nhiễm với virus gây bệnh dại như bác sĩ thú y, cán bộ thú y các địa phương, người làm công việc nghiên cứu liên quan đến virus dại, người sống trong hoặc sắp đi đến vùng dịch vùng phát… nên chủ động tiêm dự phòng trước phơi nhiễm.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.