Bị đứt, rách dây chằng chéo trước có tự lành không là thắc mắc chung của nhiều người khi gặp phải chấn thương này. Bởi vì đây là một chấn thương khá phổ biến và nghiêm trọng, nó ảnh hưởng đến sự ổn định của khớp gối và khả năng vận động. Để giải đáp cho câu hỏi trên, mời bạn cùng tìm hiểu nội dung được chia sẻ ngay sau đây nhé.
Đứt dây chằng chéo trước là tổn thương gì?
Đầu gối giữ một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đó là nâng đỡ phần trên của cơ thể. Đồng thời nó cũng kiểm soát việc thực hiện các chuyển động như ý muốn. Chính vì vậy nên những người hay vận động đều sẽ chịu ảnh hưởng xấu từ chấn thương đầu gối, trong đó có đứt dây chằng chéo trước.
Đứt dây chằng chéo trước là tình trạng dây chằng chéo trước của đầu gối bị đứt khi có lực nén hoặc lực tác động mạnh vào mặt trước của đầu gối. Tình trạng này thường gặp khi đột ngột chuyển hướng hoặc giảm tốc độ, tiếp đất sai kỹ thuật hay do té ngã.
Đứt dây chằng chéo trước đầu gối trở nên lỏng lẻo, chức năng và phạm vi hoạt động bị giảm rõ rệt
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây chấn thương mà dây chằng chéo trước có thể bị đứt toàn phần hoặc chỉ đứt một phần. Chấn thương này làm cho đầu gối trở nên lỏng lẻo, chức năng và phạm vi hoạt động bị giảm rõ rệt. Không chỉ vậy, tình trạng này còn gây đau đầu gối, tê cứng khớp gối dẫn đến khó khăn trong việc đi lại, vận động. Vậy nên, đứt dây chằng chéo trước cần được chẩn đoán và điều trị sớm.
Phần tiếp theo của bài viết sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi được đề ra ban đầu "Bị đứt dây chằng chéo trước có tự lành không?". Mời bạn tiếp tục theo dõi.
Bị đứt dây chằng chéo trước có tự lành không?
Đứt dây chằng chéo trước là một loại chấn thương đầu gối nghiêm trọng. Nó gây ra nhiều triệu chứng làm ảnh hưởng đến khả năng vận động cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy người bị đứt dây chằng chéo trước có tự lành không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, đứt dây chằng chéo trước không thể tự lành. Bởi vì khi chấn thương xảy ra, không có nguồn cung cấp máu cho dây chằng này. Vì thế nên bác sĩ khuyên những người bị đứt dây chằng chéo trước nên đi khám trong vòng 24 giờ sau khi bị chấn thương để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, đứt dây chằng chéo trước không thể tự lành
Thông thường, hướng điều trị bảo tồn không phẫu thuật sẽ được xem xét trước tiên. Tuy nhiên, nếu dây chằng chéo trước bị đứt hoàn toàn hoặc kèm theo những chấn thương như rách sụn chêm thì phẫu thuật là điều cần thiết. Bên cạnh đó, phương pháp phẫu thuật nội soi sửa chữa dây chằng chéo trước cũng được chỉ định nếu đầu gối của bệnh nhân không ổn định hoặc điều trị bảo tồn không hiệu quả.
Điều gì xảy ra nếu không điều trị đứt dây chằng chéo trước?
Bệnh nhân bị đứt dây chằng chéo trước không nên trì hoãn việc thăm khám và điều trị. Bởi vì nếu chậm chễ hoặc không tiến hành điều trị có thể làm tăng mức độ tổn thương cũng như phát sinh các vấn đề nghiêm trọng khác như:
- Tăng nguy cơ đứt toàn phần dây chằng chéo trước ở người bị đứt bán phần.
- Những cơn đau đầu gối kéo dài dai dẳng.
- Khớp bị lỏng lẻo kéo dài, dẫn đến tăng nguy cơ rách sụn chêm.
- Viêm khớp gối và thoái hóa khớp sớm.
- Chi yếu, dáng đi bị thay đổi.
- Giảm hoặc thậm chí mất khả năng vận động.
Bệnh nhân bị đứt dây chằng chéo trước không nên trì hoãn việc thăm khám và điều trị
Chính vì vậy, để phục hồi chức năng và hạn chế tối đa biến chứng, người bị đứt dây chằng chéo trước cần được điều trị sớm và đúng cách. Do đó, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và tư vấn về các phương pháp điều trị chấn thương thích hợp.
Các phương pháp điều trị đứt dây chằng chéo trước còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm:
- Mức độ nghiêm trọng của chấn thương.
- Các tổn thương đi kèm trong cấu trúc khớp gối.
- Mức độ hoạt động bình thường của người bệnh.
Bên cạnh việc phát hiện và điều trị sớm thì bạn cũng cần phải cẩn thận trong các hoạt động để ngăn ngừa chấn thương xảy ra.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi "Bị đứt dây chằng chéo trước có tự lành không?" kèm theo một số kiến thức liên quan. Hy vọng những thông tin chia sẻ hữu ích với bạn.
Ngọc Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp