Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi mang thai, nồng độ nội tiết tố tăng cao, chế độ ăn uống, vận động có nhiều khác biệt sẽ dẫn đến hàng loạt thay đổi trên cơ thể người phụ nữ. Thay đổi dễ nhận thấy nhất là các khuyết điểm trên làn da. Đây là lý do phụ nữ nào cũng muốn biết bí kíp dưỡng da cho bà bầu.
Khi mang thai, phụ nữ gặp phải vô số vấn đề về làn da từ nám da, khô da, rạn da, da xỉn màu,… vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính điều này khiến phụ nữ bị ảnh hưởng tâm lý và không thể tận hưởng thai kỳ một cách trọn vẹn. Đây là lý do phụ nữ nên biết cách dưỡng da cho bà bầu ngay từ những ngày đầu mang thai.
Ngay từ khi thai nhi làm tổ thành công trong tử cung của người mẹ, cơ thể của mẹ đã có nhiều thay đổi. Sự gia tăng về nồng độ các loại hormone trong cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến những thay đổi về làn da. Làn da của phụ nữ mang thai thường có những đặc điểm như:
Tất cả những vấn đề về da thường gặp khi mang thai kể trên là lý do hầu hết phụ nữ đều muốn biết cách dưỡng da cho bà bầu. Chúng ta không thể phòng ngừa tuyệt đối các khuyết điểm trên da vì đó là một phần tất yếu của thai kỳ. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát để chúng xảy ra với mức độ nhẹ hơn và giúp làn da mẹ bầu nhanh hồi phục hơn sau thai kỳ.
Làn da của phụ nữ mang thai rất nhạy cảm. Khi có bầu, bạn có thể bị dị ứng với cả những loại mỹ phẩm “chân ái” trước đây mình vẫn hay dùng. Vì vậy, khi bị mụn, bạn nên xem xét lại nguyên nhân xem có do mỹ phẩm không. Tốt nhất, thời gian này bạn nên chuyển sang dùng dòng sữa rửa mặt cho bà bầu với những thành phần lành tính. Nếu có thể, bạn nên chọn sản phẩm dịu nhẹ, có chiết xuất từ thiên nhiên hoặc mỹ phẩm thuần chay.
Nguyên tắc dưỡng da khi bị mụn vẫn cần bắt đầu từ việc làm sạch đúng cách để loại bỏ lượng dầu nhờn dư thừa và tế bào da chết. Làn da của phụ nữ mang thai thường khô hơn nên việc dưỡng ẩm cho da mặt vô cùng cần thiết. Để trị mụn, mẹ bầu có thể dùng những nguyên liệu thiên nhiên lành tính như: Mật ong, tinh bột nghệ, nha đam, rau má, nước muối sinh lý,… Uống đủ nước, hạn chế đường, hạn chế đồ cay nóng cũng là cách hiệu quả để giảm mụn.
Bà bầu có được dùng kem trị mụn không? Câu trả lời là không nên. Hầu hết các thành phần có tác dụng trị mụn, giảm thâm trong các thuốc trị mụn đều không tốt cho thai nhi. Retinol và các dẫn chất của vitamin A có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Hydroquinone có thể đi qua nhau thai và tác động cực kỳ xấu lên thai nhi. Kháng sinh tetracyclin sẽ ức chế sự phát triển của xương, răng của thai nhi. Kem trị mụn cũng có chứa acid salicylic hay benzoyl peroxide không tốt cho thai nhi chút nào.
Nếu bà bầu bị mụn ở lưng, thì cách dưỡng da cho bà bầu sẽ thế nào? Kinh nghiệm là mẹ bầu có thể tắm bằng nước muối, nước trà xanh, nước tía tô. Đây là các loại nước có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm tự nhiên sẽ giúp làm se nhanh các đầu mụn và hạn chế vi khuẩn gây mụn.
Với mẹ bầu bị nám da, nếu phải thường xuyên ra ngoài, hãy chọn loại kem chống nắng phù hợp với phụ nữ mang thai và thoa kem chống nắng ngày ngày. An toàn nhất với họ vẫn là trị nám da mặt bằng thiên nhiên. Đắp mặt nạ sữa chua, yến mạch, đu đủ, tinh bột nghệ, mật ong, cà chua, rau diếp cá, tinh dầu bơ, lô hội...cũng là cách trị nám an toàn, phù hợp với phụ nữ mang thai.
Bà bầu cần cân nhắc kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại kem trị nám hay khi áp dụng các phương pháp trị nám nào khác. Đặc biệt, dùng thuốc trị nám theo đường uống càng cần lưu ý.
Việc dưỡng da cho bà bầu cần thực hiện ngay từ những ngày đầu thai kỳ, nhất là việc chống rạn da. Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm kem trị rạn, dầu trị rạn chuyên dành cho bà bầu. Hãy thoa những sản phẩm này lên những vùng da dễ bị rạn như bụng, mông, đùi từ sớm. Bằng cách này, da sẽ tăng tính đàn hồi và giảm rạn khi thai nhi lớn lên. Việc dùng kem trị rạn có thể không phòng ngừa được rạn da hoàn toàn nhưng có thể làm giảm đáng kể mức độ rạn da.
Ngoài ra, dưỡng ẩm da bằng các loại dầu thiên nhiên như dầu oliu, dầu bơ, dầu dừa,… cũng rất an toàn và hiệu quả. Mẹ bầu cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để uống bổ sung vitamin E, omega 3, omega 6, omega 9. Đây là những thành phần có tác dụng cực tốt trong việc cải thiện khả năng đàn hồi của làn da.
Nếu mẹ bầu thấy thiếu tự tin về những đường gân xanh gân đỏ nổi rõ trên da hãy tăng cường đi bộ nhẹ nhàng để máu lưu thông được tốt hơn. Mẹ bầu đừng ngồi quá lâu mà không vận động. Khi nằm, mẹ bầu nên cố gắng kê cao chân để giải tỏa áp lực lên tĩnh mạch. Ngoài ra, ăn thực phẩm giàu vitamin C cũng giúp tĩnh mạch khỏe hơn, tăng khả năng đàn hồi của mạch máu và làn da.
Dưỡng da cho bà bầu thế nào nếu bị ngứa bụng? Nguyên tắc vẫn là làm sạch, dưỡng ẩm da, uống đủ nước và ăn thực phẩm chứa các thành phần dưỡng chất tốt cho da. Thai phụ trong 3 tháng cuối nếu ngứa trầm trọng có thể là triệu chứng cảnh báo ứ mật thai kỳ. Khi đó, họ cần đi khám ngay để bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp. Vì tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, thai chết lưu hay khuyết tật thai nhi.
Trên đây là ,một số bí kíp dưỡng da cho bà bầu giúp khắc phục những tình trạng thường gặp nhất. Hãy chăm sóc da ngay từ khi mới mang thai để hạn chế tối đa khuyết điểm có thể xảy ra trên làn da của bạn mẹ bầu nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.