Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Bị thoái hóa khớp gối có nên tập yoga?

Ngày 02/03/2022
Kích thước chữ

Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh thường gặp nhất về thoái hóa xương và đa số đối tượng mắc phải căn bệnh này là những người cao tuổi. Đây là tình trạng mất cân bằng sinh học và cơ học dẫn đến tổn thương nơi sụn khớp gối và xương dưới sụn, sinh ra các phản ứng sưng, viêm, giảm dịch khớp gối.

Tập yoga được xem như một hình thức vận động cơ thể ở cường độ thấp đem lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị chứng thoái hóa khớp. Vậy thoái hóa khớp gối có nên tập yoga không và đâu là các bài tập yoga cho người mắc bệnh thoái hóa khớp gối? Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé. 

Thoái hóa khớp gối có nên tập yoga không?

Khi khớp gối bị thoái hóa, bệnh nhân sẽ có triệu chứng cứng khớp và gây đau đớn, do đó họ thường có  xu hướng hạn chế tập luyện và vận động cơ thể. Chính vì điều này mà làm cho chất nhờn trong cơ thể không được lưu thông tốt, dẫn đến tình trạng thoái hóa sụn khớp diễn ra nhanh hơn. Do đó, để quá trình điều trị diễn ra dễ dàng hơn, người bệnh nên vận động và lựa chọn một bộ môn thể dục, thể chất phù hợp với tình trạng xương khớp.

Bộ môn mà được nhiều người lựa chọn là yoga vì nó khá đơn giản, có thể thực hiện tại nhà mà không mất nhiều thời gian. Đây là bộ môn này xuất phát từ Ấn Độ, các động tác tập luyện rất hữu ích cho thể chất và thư giãn tinh thần của người tập.

Yoga đã được nhiều người chứng minh là hỗ trợ rất nhiều cho người đang điều trị thoái hóa khớp gối, có tác dụng xoa dịu cơn đau, đặc biệt rất hữu hiệu cho người đang ở giai đoạn cấp của đau khớp. Sau một thời gian luyện tập, người bệnh sẽ cảm thấy phần khớp ổn định, tăng cường sức mạnh vùng cơ, giữ thăng bằng cho khớp và mở rộng phần hông. Kiên trì tập luyện còn giúp tăng cường sự dẻo dai của khớp gối nói riêng và hệ xương khớp nói chung. Bên cạnh đó, yoga còn là một bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp cải thiện tốt tinh thần, giảm stressmệt mỏi do triệu chứng bệnh mang lại.

Tuy nhiên khi tập yoga, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc cơ bản, nhất là những người đang mắc các bệnh về xương khớp. Nếu không thận trọng, việc luyện tập không chỉ không đem lại hiệu quả mà còn gây ra những chấn thương không đáng có hoặc làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Bị thoái hóa khớp gối có nên tập yoga? 1

Thoái hóa khớp gối có nên tập yoga không?

Lưu ý cho bệnh nhân thoái hóa khớp tập yoga

Yoga nhẹ nhàng rất tốt cho tinh thần và thể chất người bệnh, bạn cần ghi nhớ một số điều nhỏ sau để việc tập luyện ko gây ảnh hưởng ngược lại cho sức khỏe nhé:

  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi tập yoga.
  • Lựa chọn những bài tập yoga phù hợp với tình trạng cơ thể, hạn chế các động tác mạnh tạo áp lực đè nặng lên khớp gối.
  • Hầu hết các bài tập yoga đều quan trọng đến nhịp thở. Do đó, người tập phải hít sâu và thở đều, dài hơi để tăng lượng oxy bơm vào máu và các múi cơ.
  • Nên tập ở các không gian rộng rãi và thoáng mát, nên tập cùng với thảm yoga.
  • Khung thời gian thích hợp nhất để thực hiện bài tập là vào buổi sáng sớm.
  • Duy trì tập luyện mỗi ngày 3 – 4 buổi/tuần, kéo dài khoảng 30 phút - 1 giờ.
  • Khởi động kỹ trước khi tập và thư giãn sau khi tập.
  • Khi cơ thể gặp các cơn đau bất thường trong quá trình luyện tập thì nên ngừng tập

Một số bài tập yoga dành riêng cho người bệnh thoái hóa khớp gối

Tư thế trái núi

Công dụng

  • Giúp cải thiện các tư thế ngồi, đứng.
  • Góp phần hạn chế stress, nâng cao sức khỏe thể lực.
  • Tăng cường hiệu quả giảm cân.
  • Giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng.

Cách thực hiện:

  • Người tập đứng thẳng lưng, 2 đầu ngón chân chụm lại, 2 tay thả lỏng, lòng bàn tay xoay ra phía trước. 
  • Nâng ngón chân lên khỏi thảm yoga, kết hợp nới rộng khoảng cách giữa các ngón chân.
  • Nghiêng người ra sang 2 bên, trước, sau để cân bằng trọng lượng cơ thể.
  • Giữ yên tư thế này trong vòng 1 phút, hít thở sâu, rồi thả lỏng cơ thể.

Bị thoái hóa khớp gối có nên tập yoga? 2

Tư thế yoga trái núi

Tư thế chiến binh II

Công dụng:

  • Tác động lên mắt cá nhân giúp tăng cường sức mạnh và khả năng trụ vững của chân.
  • Tăng sức chịu đựng.
  • Hỗ trợ đối phó các bệnh liên quan đến thoái hóa khớp, như đau thần kinh tọa hoặc bàn chân bẹt…

Cách thực hiện:

  • Đứng thẳng lưng rồi bước chân phải lên trước khoảng 1 mét.
  • Xoay ngang bàn chân trái về phía bên trái, gót chân của cả 2 chân thẳng hàng.
  • Nâng 2 tay ngang vai, lòng bàn tay úp. Sau đó, hít sâu rồi thở ra và khuỵu đầu gối phải xuống, giữ thẳng cẳng chân.
  • Duỗi thẳng 2 tay và giữ tay luôn song song với sàn, hướng mắt về phía trước.
  • Duy trì tư thế trong vòng 60 giây rồi trở về trạng thái ban đầu.
  • Sau đó, đổi chân và lặp lại bài tập.

Tư thế ngồi xếp cánh bướm

Công dụng:

  • Kích thích tim và cải thiện tuần hoàn chung.
  • Kéo giãn cơ đùi trong, háng và đầu gối.
  • Góp phần cải thiện đau thần kinh tọa.
  • Thuyên giảm lo lắng và mệt mỏi.
  • Giúp giảm trầm cảm nhẹ, lo lắng và mệt mỏi.

Cách thực hiện:

  • Ngồi thẳng lưng trên sàn, 2 chân duỗi thẳng trước mặt.
  • Từ từ gập đầu gối và kéo gót chân về phía xương chậu.
  • Hạ thấp đầu gối sang 2 bên, hướng lòng bàn chân vào nhau và cố gắng kéo gót chân càng gần về phía xương chậu càng tốt.
  • Lưu ý luôn giữ cạnh ngoài của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn.
  • Duy trì tư thế tối đa 5 phút rồi trở lại tư thế ban đầu.

Bị thoái hóa khớp gối có nên tập yoga? 3

Tư thế ngồi xếp cánh bướm trong yoga

Tư thế đạp xe

Công dụng:

  • Kéo giãn cơ gân kheo và cơ bắp chân.
  • Cải thiện tư thế.
  • Thuyên giảm tình trạng đau thần kinh tọa.

Cách thực hiện:

  • Ngồi thẳng lưng trên sàn, có thể ngồi dựa vào tường nếu cần (bả vai chạm tường nhưng đầu và vùng lưng dưới không được chạm tường).
  • Duỗi thẳng 2 chân về phía trước, mũi chân hướng lên trần.
  • 2 tay để bên người (không ép sát), lòng bàn tay hướng về phía trước.
  • Ép đùi xuống sàn, đồng thời xoay chúng hướng vào nhau.
  • Uốn cong cổ chân để ép gót chân hướng ra ngoài.
  • Duy trì trong ít 60 giây rồi trở lại tư thế ban đầu.

Tư thế hình cây

Công dụng:

  • Tăng sức mạnh, tính dẻo dai cũng như độ linh hoạt của cơ đùi.
  • Cải thiện khả năng giữ thăng bằng.

Cách thực hiện:

  • Bắt đầu bằng tư thế đứng thẳng lưng, 2 chân rộng bằng vai, tay áp sát hông.
  • Co 1 chân lên và áp chặt lòng bàn chân vào phần đùi của chân còn lại.
  • Đưa tay lên trước ngực, lòng bàn tay áp vào nhau.
  • Mắt nhìn thẳng về phía trước.
  • Duy trì tư thế trong vòng 5 – 10 nhịp thở rồi trở về tư thế ban đầu.
  • Đổi chân và lặp lại bài tập.

Bị thoái hóa khớp gối có nên tập yoga? 4

Tư thế hình cây trong bài tập yoga

Trả lời cho câu hỏi "Thoái hóa khớp gối có nên tập yoga" là bị thoái hóa khớp nên tập yoga, tuy nhiên bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ, lựa chọn những bài tập phù hợp với tình trạng xương khớp của mình và nắm một số lưu ý trước khi tập để không ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Xem thêm:

Những nguyên nhân gây thoái hóa khớp ở nữ giới

Các biến chứng thoái hóa khớp mà bạn không nên chủ quan

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin