Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Các biến chứng thoái hóa khớp mà bạn không nên chủ quan

Ngày 29/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thoái hóa khớp là căn bệnh khá phổ biến gây ra những cơn đau mạn tính khiến người bệnh khó chịu. Nếu không được điều trị, các biến chứng thoái hóa khớp không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, mà còn gây ra nhiều tổn thương tâm lý cho người bệnh.

Thoái hóa khớp là một trong những dạng viêm khớp thường gặp và có sự gia tăng trong thời gian gần đây. Bệnh sẽ tiến triển qua nhiều giai đoạn, tạo nên tác động không nhỏ đến sức khỏe, cuộc sống và hoạt động hàng ngày của người mắc. Ngày nay, với cuộc sống vội vã cùng lối sống thiếu khoa học, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa dần. Tuy rằng không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bạn cũng đừng chủ quan đối với các biến chứng thoái hóa khớp.

Lý do nào khiến tình trạng khớp bị thoái hóa?

Có nhiều nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp gối, cụ thể:

  • Tuổi tác: Quá trình tổng hợp sụn sẽ dần suy giảm theo tuổi. Khi lão hóa, khả năng tái tạo và tái sinh của tế bào sụn giảm, góp phần làm cho khớp dễ dàng bị tổn thương.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị thoái hóa khớp gối, nguy cơ thế hệ tiếp theo cũng bị sẽ rất cao.
  • Yếu tố nội tiết: Những người mắc bệnh đái tháo đường hoặc phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh thường có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp cao, đặc biệt là thoái hóa khớp gối.
  • Chấn thương: Chấn thương từ các hoạt động thể dục, lao động sẽ gây tổn thương cho các phần khớp, từ đó dẫn đến sự hủy hoại sụn khớp. Theo thời gian, nó sẽ góp phần tạo nên nguy cơ thoái hóa.
  • Các bệnh lý khác: Béo phì, bệnh gout, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, rối loạn chuyển hóa và bàn chân bẹt,... đều ảnh hưởng đến xương khớp và sụn, tạo điều kiện cho sự phát triển của thoái hóa khớp.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng sẽ làm cho túi hoạt dịch tiết ra ít chất nhờn, góp phần vào quá trình thoái hóa. Việc uống quá nhiều rượu bia cũng có thể gây hại cho sụn khớp.
  • Biến dạng xương: Nếu trẻ sinh ra có biến dạng xương hoặc sụn thì sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp.
  • Tính chất công việc: Các công việc tay chân hoặc những việc phải thường xuyên tạo áp lực lên khớp có thể làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp.
Các biến chứng thoái hóa khớp gối mà bạn không nên chủ quan 1
Yếu tố di truyền, ăn uống thiếu khoa học, lạm dụng thuốc Corticoid,... là lý do dẫn đến thoái hóa khớp

Các biến chứng thoái hóa khớp

Đối với nhiều người, thoái hóa khớp là một chứng đau mãn tính, có thể khiến cơ thể bạn trở nên suy nhược, dẫn đến các vấn đề về trầm cảm và lo âu. Căn bệnh này không chỉ gây ra tình trạng đau nhức mà còn dẫn đến nhiều biến chứng khác, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. 

Một vài biến chứng của thoái hóa khớp có thể kể đến như:

Rối loạn giấc ngủ

Đau nhức khớp có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đồng thời, nếu ngủ không đủ giấc, mức độ đau của bạn có thể sẽ sẽ tăng lên. Thoái hóa khớp gây cứng khớp và hạn chế các chuyển động cũng làm mất đi giấc ngủ của bạn.

Bệnh gout

Một trong những biến chứng do thoái hóa khớp gây ra là bệnh gout. Tăng acid uric trong máu ở người mắc thoái hóa khớp sẽ dẫn đến bệnh gout và cơn đau cấp tính. Tình trạng này thường xuất hiện ở ngón chân cái.

Trầm cảm

Đã có nghiên cứu nói về mối liên quan giữa lo âu, trầm cảm với thoái hóa khớp cho thấy, các cơn đau của thoái hóa khớp thường ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần. Có khoảng 40% người tham gia nghiên cứu này xuất hiện dấu hiệu lo lắng và trầm cảm tăng lên do các triệu chứng của thoái hóa khớp.

Biến chứng khác

Các biến chứng thoái hóa khớp khác gồm:

  • Xương bị hoại tử.
  • Nguy cơ té ngã và gãy xương thường sẽ cao hơn ở người bị thoái hóa khớp.
  • Chảy máu hoặc nhiễm trùng trong khớp.
  • Dây thần kinh bị chèn ép trong cột sống do thoái hóa cột sống.
  • Khi bị thoái hóa khớp, tình trạng đau và cứng khớp sẽ khiến người bệnh sẽ ít vận động hơn, từ đó gia tăng nguy cơ bị tăng cân, béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạchung thư.
Các biến chứng thoái hóa khớp gối mà bạn không nên chủ quan 2
Các triệu chứng thoái hóa khớp thường phát triển chậm và biến chứng theo thời gian

Những biện pháp giúp phòng ngừa thoái hóa khớp

Không có phương pháp chữa khỏi thoái hóa khớp hoàn toàn, vì vậy việc điều trị và phòng ngừa nhằm mục đích làm giảm nhẹ các triệu chứng. Bệnh thoái hóa khớp có thể được phòng ngừa và kiểm soát bằng các phương pháp tại nhà như:

  • Tập thể dục: Những tác động nhẹ nhàng có thể tăng cường sức mạnh và sức chịu đựng cho các cơ xung quanh khớp. Bạn có thể đi bộ, bơi lội, đạp xe hoặc tập yoga. Trường hợp bạn cảm thấy xuất hiện cơn đau khớp mới, hãy ngừng tập và hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Giảm cân: Giảm trọng lượng cơ thể cũng có thể giúp làm giảm bớt một số áp lực, từ đó giảm đau. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện giảm cân lành mạnh bằng chế độ tập luyện và ăn uống khoa học.
  • Chườm nóng/lạnh: Chườm nóng giúp các cơ thư giãn và giảm đau. Trong khi đó, chườm lạnh có thể làm giảm co thắt cơ và giảm đau cơ sau khi tập thể dục.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc giúp giảm đau thoái hóa khớp như: Acetaminophen và thuốc kháng viêm không steroid. Tùy theo tình trạng và mức độ nghiêm trọng của thoái hóa khớp, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Các biến chứng thoái hóa khớp gối mà bạn không nên chủ quan 3
Các biến chứng thoái hóa khớp gối gồm mất xương, mất ổn định khớp, tăng nguy cơ bệnh gout,...

Trên đây là bài viết cung cấp đến bạn những thông tin về biến chứng thoái hóa khớp. Nếu không chủ động bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa thoái hóa khớp từ những thói quen đơn giản thì căn bệnh này không chỉ đến khi bạn lớn tuổi mà vẫn có thể xảy ra sớm hơn nữa. Hy vọng qua các thông tin trên, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là cơ xương khớp.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm