Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì?

Ngày 12/02/2022
Kích thước chữ

Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì để hỗ trợ điều trị? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ những thông tin về các loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối cho các giai đoạn khác nhau.

Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì? Đây là điều trăn trở mà nhiều người bị bệnh này thắc mắc. Hiện nay, các loại thuốc điều trị thoái hóa khớp gối thường tập trung vào giảm đau và giảm viêm.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà sử dụng các loại thuốc khác nhau. Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc chỉ đem lại hiệu quả đối với những trường hợp ở mức độ nhẹ đến trung bình. Còn đối với những trường hợp bị tổn thương nặng thì bác sĩ có thể đề nghị dùng biện pháp ngoại khoa.

Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối giai đoạn nhẹ

Thuốc giảm đau Acetaminophen

Đối với những người mới bị thoái hóa khớp gối thì đây là loại thuốc đầu tiên được khuyên dùng. Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là giúp cơ thể phản ứng với cơn đau. Acetaminophen được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đánh giá là tương đối an toàn. Tuy nhiên, mỗi ngày bạn chỉ nên uống tối đa 4000mg acetaminophen. 

Nếu bạn phải dùng acetaminophen thường xuyên thì bạn nên tránh uống đồ uống có cồn. Bởi vì, sự kết hợp của đồ uống có cồn và acetaminophen có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Thuốc giảm đau tylenol được dùng trong điều trị thoái hóa khớp gối ở mức độ nhẹ và trung bình Thuốc giảm đau tylenol được dùng trong điều trị thoái hóa khớp gối ở mức độ nhẹ và trung bình

Thuốc chống viêm không steroid

Loại thuốc này còn có tên viết tắt là NSAID, có tác dụng giảm viêm và giảm đau. Đây là một trong số các loại thuốc phổ biến nhất được dùng cho các bệnh lý về xương khớp. Tuy nhiên, loại thuốc này gây ra một số tác dụng phụ như đau dạ dày, xuất huyết dạ dày và có thể tổn thương thận. Vì vậy, để hạn chế các tác dụng phụ thì bạn cần đảm bảo tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Đặc biệt, người bị thoái hóa khớp gối không được sử dụng loại thuốc này nếu cơ thể đang gặp các vấn đề về tim, gan hoặc thận. FDA đã cảnh báo nguy cơ đau tim và đột quỵ liên quan đến loại thuốc này. 

Thuốc ức chế Cyclooxygenase-2 (COX-2)

Các chất ức chế cyclooxygenase-2 là loại NSAID được thiết kế để ít gây kích ứng dạ dày hơn. Theo khuyến nghị được công bố trên BMC, loại thuốc này là lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối bị kích ứng dạ dày, acetaminophen không đủ giảm đau và nguy cơ bệnh tim thấp.

Dù ít kích ứng dạ dày, nhưng các chất ức chế COX-2 cũng có nguy cơ gây tổn thương thận. Đồng thời cũng tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Vì vậy, thuốc ức chế COX-2 chỉ nên dùng liều ít nhất cần thiết để giảm đau cho người bệnh.

Thuốc chống phản ứng

Loại thuốc này thường ở dạng kem hay thuốc mỡ. Thành phần chính của loại này là tinh dầu bạc hà hoặc capsaicin. Tác dụng của loại thuốc này là ngăn chặn các tín hiệu con đau từ khớp đến não.

Thuốc trị thoái hóa khớp gối ở giai đoạn nặng

Thuốc giảm đau opioid

Opioid hoạt động giống như một loại thuốc gây nghiện. Cơ chế giảm đau của nó là ngăn chặn các thụ thể đau trong não. Mặc dù loại thuốc này có tác dụng giảm đau mạnh nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ và có thể gây nghiện cho người dùng. Vì vậy, người bệnh thoái hóa khớp gối phải uống đúng theo chỉ định của bác sĩ và không được lạm dụng, dùng quá liều.

Cơ chế giảm đau của opioid là ngăn chặn các thụ thể đau trong não Cơ chế giảm đau của opioid là ngăn chặn các thụ thể đau trong não

Những đối tượng chống chỉ định với thuốc giảm đau opioid là những người có tiền sử suy tim, suy hô hấp, suy gan, phụ nữ mang thai và cho con bú, cũng như những người quá mẫn với thành phần của thuốc. Vì thuốc có thể gây nghiện nên bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh nghiện thuốc. Luôn dùng thuốc dưới sự giám sát và theo dõi của bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Thuốc tiêm corticosteroid

Trong trường hợp các loại thuốc uống điều trị thoái hóa khớp gối không có tác dụng hoặc gây ra quá nhiều tác dụng phụ, thì bác sĩ có thể dùng thuốc tiêm. Thuốc thường được tiêm trực tiếp vào khớp gối của bạn. Những loại thuốc có tác dụng mạnh như prednisone và cortisone sẽ giúp giảm sưng và ức chế hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, việc tiêm corticosteroid cũng có thể gây tổn thương dây thần kinh và làm mỏng xương gần vị trí tiêm.

Axit hyaluronic

Theo công bố của Tổ chức viêm khớp, axit hyaluronic là một chất tự nhiên có tác dụng bôi trơn trong khớp. Ngoài ra, loại axit này còn giúp phục hồi và tái tạo các mô sụn, cũng như tăng cường sức khỏe xương khớp.

Những người bị thoái hóa khớp gối thì hyaluronic axit bị phân hủy. Vì vậy, bác sĩ sẽ tiêm bổ sung vào khớp gối để giúp bôi trơn, làm giảm ma sát mô sụn. Từ đó, giúp người bệnh thoái hóa khớp gối vận động và đi lại dễ dàng hơn. Tiêm axit hyaluronic có một số tác dụng phụ như phản ứng dị ứng, đau hoặc sưng tại chỗ tiêm.

Hyaluronic acid bị phân hủy làm tăng ma sát giữa các khớp gối, gây đau khớp Hyaluronic axit bị phân hủy làm tăng ma sát giữa các khớp gối, gây đau khớp

Thuốc làm chậm quá trình thoái hóa glucosamine

Cơ thể sản xuất glucosamine nhằm duy trì độ dẻo dai của mô sụn và đảm bảo mật độ tế bào xương. Thế nhưng, tuổi càng cao, lượng glucosamine sẽ bị thuyên giảm dẫn đến sụn khớp bị xơ hóa và giảm độ đàn hồi.

Vì thế, để làm chậm quá trình lão hóa và điều trị thoái hóa khớp gối thì bác sĩ có thể chỉ định viên uống bổ sung glucosamine. Việc này sẽ kích thích cơ thể sản xuất proteoglycan. Từ đó giúp cải thiện chức năng của mô sụn nhờ các phần bào mòn được bù lấp. 

Thuốc glucosamine chỉ có tác dụng tái tạo sụn, nhưng không có tác dụng giảm đau và chống viêm. Bên cạnh đó, loại thuốc này có hiệu quả chậm nên cần kiên trì sử dụng lâu dài.

"Bị thoái hóa khớp gồi nên uống thuốc gì?". Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp câu hỏi này. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và nhanh chóng phục hồi chứng thoái hóa khớp.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin