Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thoái hóa khớp gối là một dạng viêm khớp khá phổ biến. Bệnh tiến triển qua nhiều mức độ và giai đoạn, làm giảm chất lượng cuộc sống và khả năng vận động của người bệnh. Nguyên nhân thoái hóa khớp gối trước kia chủ yếu là do tuổi tác, nhưng do nhịp sống bận rộn và lối sống không khoa học nên bệnh đang có xu hướng trẻ hóa.
Thoái hóa khớp là bệnh lý làm suy giảm khả năng hoạt động thể chất, thậm chí gây ra bại liệt và tàn phế cho người bệnh. Đáng chú ý là tỷ lệ bệnh lý này ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Việc biết được nguyên nhân thoái hóa khớp gối giúp bạn có kiến thức phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Thoái hóa khớp gối (hay thoái hóa sụn khớp gối) là bệnh lý xảy ra do các lớp đệm tự nhiên giữa các sụn khớp bị mài mòn. Khi các lớp đệm sụn khớp không còn hoạt động tốt, xương của các khớp sẽ cọ xát với nhau, gây ra các cơn đau, sưng cứng, hình thành các gai xương ở đầu gối.
Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh thoái hóa khớp gối, đặc biệt thường gặp 6 nguyên nhân dưới đây:
Theo thời gian, chức năng của các cơ quan trong cơ thể dần suy giảm và xương khớp cũng không phải ngoại lệ. Sụn khớp suy yếu dẫn đến tình trạng sưng đau, viêm khớp.
Tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp tăng dần theo độ tuổi. Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng những đối tượng từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao, đặc biệt là phụ nữ. Từ 65 trở đi, thoái hóa khớp diễn ra nhanh chóng và xuất hiện ở khớp tay, khớp gối.
Nguyên nhân thoái hóa khớp gối có thể đến từ việc lao động quá sức, quá nặng nhọc. Khi đó, hệ thống xương khớp liên tục phải chịu áp lực lớn và dễ dẫn đến chấn thương.
Trẻ em trong giai đoạn phát triển lại phải lao động nặng, sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển hệ xương khớp của trẻ. Sau này, các trẻ em phải lao động nặng từ sớm có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp khi còn trẻ.
Bên cạnh đó, tư thế sinh hoạt và làm việc cũng là một yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh thoái hóa khớp gối. Cụ thể là việc ngồi học tập hoặc làm việc sai tư thế, phải đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, hoạt động nhiều,... gây nhiều áp lực lên hệ cơ xương khớp.
Tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp hay chơi thể thao cường độ mạnh,... làm tăng áp lực và tổn thương lên khớp, gây ra các cơn đau, viêm và sưng khớp. Nếu tình trạng chấn thương tại khớp không được điều trị từ sớm, có thể dẫn đến bệnh thoái hóa khớp. Đây cũng chính là một nguyên nhân thoái hóa khớp gối phổ biến.
Thừa cân béo phì làm giảm sức khỏe tổng thể, là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý mãn tính, trong đó có cả bệnh thoái hóa khớp gối. Béo phì làm gia tăng áp lực cho khung xương, đặc biệt là khớp gối. Do chịu áp lực lớn nên khớp gối rất dễ tổn thương.
Nếu gia đình bạn có bố hoặc mẹ đã mắc phải bệnh lý xương khớp, thì bạn cũng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này. Y học cũng ghi nhận được các trường hợp thoái hóa khớp gối do các tổn thương xương và sụn khớp bẩm sinh.
Muốn có hệ xương khớp chắc khỏe, chắc chắn không thể thiếu sự tham gia của canxi và vitamin D. Trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh lý tiêu hóa,... là đối tượng có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, từ đó đối mặt với nguy cơ bệnh lý loãng xương, thoái hóa khớp gối và một số bệnh lý xương khớp khác.
Thêm nữa, nguyên nhân thoái hóa khớp gối có thể đến từ thói quen hút thuốc lá, sử dụng nhiều rượu bia và chất kích thích. Bên cạnh đó, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ chiên rán sẵn cũng dễ làm bạn tăng cân, gây thêm áp lực lên khớp gối.
Phần trên bài viết đã cung cấp cho bạn những nguyên nhân thoái hóa khớp gối thường gặp. Những lời khuyên sức khỏe dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng được lối sống lành mạnh, từ đó giúp phòng bệnh thoái hóa khớp gối.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về các nguyên nhân thoái hóa khớp gối và cách phòng ngừa tình trạng này. Thoái hóa khớp tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại làm suy giảm chức năng vận động, gây ra các cơn đau nhức rất khó chịu. Do đó, mỗi chúng ta nên có ý thức phòng bệnh bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt, từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.