Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm phổ biến, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như sốt, mệt mỏi và nổi mụn nước trên da. Trong quá trình điều trị và hồi phục, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ làm lành vết thương nhanh hơn. Một vấn đề mà nhiều người thắc mắc là: "Bị thủy đậu có được ăn mì tôm không?”.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem việc ăn mì tôm có ảnh hưởng gì đến người đang mắc thủy đậu hay không, cũng như những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng phù hợp khi bị bệnh. Hãy cùng khám phá qua bài viết: “Bị thủy đậu có được ăn mì tôm không?”.
Một chế độ ăn giàu dinh dưỡng cung cấp vitamin C, vitamin A và kẽm, giúp củng cố hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại virus thủy đậu, thúc đẩy quá trình phục hồi.
Chế độ ăn cân đối giúp cơ thể đối phó với virus và phục hồi mô bị tổn thương, cụ thể:
Protein, vitamin C, vitamin A và vitamin E giúp cung cấp dưỡng chất cho quá trình tái tạo da, từ đó thúc đẩy quá trình lành vết thương gây ra bởi thủy đậu.
Dinh dưỡng đầy đủ giúp tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ biến chứng như nhiễm trùng da hay viêm phổi khi mắc thủy đậu.
Bị thuỷ đậu có được ăn mì tôm không? Đối với người bị thủy đậu, cơ thể cần một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và hỗ trợ phục hồi. Mì tôm chứa nhiều carbohydrate nhưng lại ít chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết. Do đó, ăn nhiều mì tôm có thể dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng và tích tụ mỡ bụng vì lượng tinh bột cao.
Ngoài ra, mì tôm thường được chiên qua dầu trong quá trình sản xuất nên chứa nhiều chất béo bão hòa, không phù hợp cho người bệnh thủy đậu, những người cần tránh thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ để không ảnh hưởng xấu đến các vết mụn nước và hệ tiêu hóa.
Thêm vào đó, gia vị trong mì tôm có thể chứa nhiều muối và bột ngọt, điều này không tốt cho người bệnh thủy đậu vì muối có thể làm cơ thể mất nước nhiều hơn, gây ngứa và có thể để lại sẹo. Các gói gia vị mì tôm thường cay và có thể làm cơ thể nóng bên trong, khiến các nốt mụn dễ sưng đỏ, tăng nguy cơ viêm nhiễm. Điều này cũng kích thích tuyến mồ hôi, làm tăng cảm giác ngứa ngáy, gây mất vệ sinh cho người bệnh.
Hệ tiêu hóa của người bị thủy đậu cũng thường yếu đi do hệ miễn dịch bị suy giảm. Do vậy, để nhanh chóng phục hồi, người bệnh nên tránh thực phẩm khó tiêu như mì tôm vì chứa nhiều chất không có lợi cho sức khỏe.
Vậy “Bị thủy đậu có được ăn mì tôm không?” thì câu trả lời là “không nên”, bệnh nhân thủy đậu nên hạn chế tối đa việc ăn mì tôm, tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh để nâng cao hệ miễn dịch và sớm phục hồi.
Để giảm thiểu tác động tiêu cực của mì tôm đối với sức khỏe người bị bệnh thuỷ đậu, bạn có thể tham khảo một số cách chế biến sau:
Khi mắc bệnh thủy đậu, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, chẳng hạn như cam, chanh, bưởi, kiwi, dưa leo,... Những loại trái cây này không chỉ cung cấp vitamin C mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại nhiễm trùng, thúc đẩy quá trình tái tạo collagen, từ đó giúp phòng ngừa sẹo lõm do thủy đậu gây ra.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số món ăn và bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh như cháo đậu đỏ kết hợp với ý dĩ, cháo đậu xanh nấu với thịt heo, cháo gạo lứt, các loại canh thanh nhiệt, các thức uống như kim ngân hoa hay nước tam đậu cam thảo để giúp giải độc, thanh nhiệt và làm dịu các triệu chứng của bệnh. Bổ sung các loại rau củ như khoai tây, cà rốt hoặc rau ngót, rau sam, mướp đắng, cải thảo cũng rất tốt cho người bị thuỷ đậu.
Ngoài khám phá “Bị thuỷ đậu có được ăn mì tôm không?”, người mắc thủy đậu cũng nên lưu ý tránh các loại gia vị cay nóng như tỏi, ớt, gừng, hạt tiêu, cà ri, mù tạt, cũng như các loại thịt như thịt chó, thịt dê, gia cầm và hải sản như tôm, sò, ốc, ngao. Những loại quả có tính nóng như vải, nhãn, mận, xoài, mít cũng nên được hạn chế. Đặc biệt, người bệnh thủy đậu nên tránh sử dụng nhục quế vì nó có tính nóng, dễ làm cơ thể nóng trong và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.
Vì thủy đậu là bệnh dễ lây lan, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác, tránh lây lan bệnh và không dùng chung đồ đạc với người khác. Bên cạnh đó, việc gãi mạnh vào các nốt thủy đậu có thể gây viêm nhiễm và làm vết thương nặng hơn, vì vậy cần tránh hành động này.
Thủy đậu là một bệnh lây nhiễm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ mang thai. Những biến chứng này có thể bao gồm viêm da, nhiễm trùng do vi khuẩn. Nếu không điều trị kịp thời, các nốt thủy đậu có thể mưng mủ, để lại sẹo.
Ở những người có sức khỏe yếu, bệnh có thể gây hoại tử, một tình trạng vô cùng nguy hiểm. Thủy đậu cũng có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng khác như viêm tai giữa, viêm phổi, và viêm màng não, nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến tử vong.
Phụ nữ mang thai và trẻ em thường có hệ miễn dịch yếu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm vắc-xin thủy đậu. Vì thế, ngoài nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng, mọi người đều nên tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe của mình.
Bài viết đã trả lời cho câu hỏi “Bị thủy đậu có được ăn mì tôm không?”. Mặc dù mì tôm là món ăn phổ biến và tiện lợi, nhưng khi bị thủy đậu, người bệnh không nên ăn mì tôm vì có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm tăng cảm giác ngứa ngáy, thậm chí gây sẹo. Thay vào đó, người bệnh nên chú trọng vào chế độ ăn uống lành mạnh, giàu vitamin và dưỡng chất. Việc tuân thủ một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh chóng vượt qua bệnh thủy đậu và giảm thiểu các biến chứng không mong muốn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.