Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trầm cảm là một căn bệnh tâm lý phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Đối với người bệnh, việc duy trì công việc hàng ngày có thể trở thành một thách thức lớn. Vậy bị trầm cảm có nên đi làm không?
Trầm cảm là một rối loạn tâm lý có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh theo nhiều cách khác nhau. Những người bị trầm cảm nặng sẽ bị ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi, cảm xúc nên có thể gặp khó khăn khi thực hiện công việc. Nhiều người thắc mắc bị trầm cảm có nên đi làm không? Nếu đây cũng là vấn đề bạn đang quan tâm, đừng bỏ qua những thông tin dưới đây nhé!
Bệnh trầm cảm không chỉ là một vấn đề sức khỏe tinh thần mà còn là một "bóng ma vô hình" làm giảm năng suất lao động của người bệnh. Theo một nghiên cứu năm 2020 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), trầm cảm và lo âu gây thiệt hại khoảng 1 nghìn tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế toàn cầu do giảm năng suất lao động.
Việc tiếp tục đi làm với người trầm cảm vừa mang lại lợi ích, vừa tồn tại những khó khăn nhất định. Để có câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi bị trầm cảm có nên đi làm không, chúng ta cần xem xét một cách toàn diện cả 2 góc độ lợi - hại.
Công việc rất quan trọng trong việc đảm bảo thu nhập ổn định, góp phần trang trải chi phí điều trị và hỗ trợ gia đình. Tài chỉnh ổn định sẽ giúp người bệnh giảm bớt căng thẳng, một yếu tố có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trầm cảm. Nơi làm việc có thể là nơi tiếp cận các nguồn hỗ trợ tâm lý. Nhiều công ty hiện nay đã có các chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho nhân viên, giúp họ đối phó với trầm cảm và các vấn đề tâm lý khác.
Mặc dù trầm cảm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng làm việc, việc tiếp tục duy trì công việc lại mang đến nhiều lợi ích không ngờ cho người bệnh. Công việc giúp duy trì thói quen hàng ngày, tạo ra một nhịp điệu ổn định cho cuộc sống. Điều này giúp ổn định tâm trạng, giảm cảm giác cô lập và trống rỗng thường gặp ở người trầm cảm.
Công việc cũng mang lại cảm giác có mục đích và giá trị cho bản thân. Khi hoàn thành tốt công việc, người bệnh có thể cảm thấy tự hào về bản thân, từ đó nâng cao lòng tự trọng và giảm cảm giác vô dụng - một triệu chứng phổ biến của trầm cảm.
Môi trường làm việc là nơi để tương tác xã hội, gặp gỡ đồng nghiệp, bạn bè, duy trì các mối quan hệ xã hội. Điều này giúp giảm bớt cảm giác cô đơn và tăng cường kết nối với cộng đồng, một yếu tố quan trọng trong quá trình hồi phục của người trầm cảm.
Bên cạnh những lợi ích kể trên, người mắc trầm cảm thường gặp khó khăn trong việc tập trung, suy giảm trí nhớ và mất đi động lực làm việc. Họ không còn tìm thấy niềm vui trong công việc, cảm thấy mọi thứ trở nên vô nghĩa và nhàm chán. Sự mệt mỏi thường trực cả về thể chất lẫn tinh thần khiến họ không đủ năng lượng để hoàn thành nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, trầm cảm cũng làm tăng nguy cơ mắc lỗi trong công việc do thiếu tập trung và suy giảm khả năng phán đoán. Các mối quan hệ đồng nghiệp cũng bị ảnh hưởng do người bệnh giao tiếp kém, dễ cáu gắt và khó hợp tác. Áp lực công việc tác động tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Tất cả những yếu tố trên tạo nên một vòng luẩn quẩn, khiến người bệnh càng cảm thấy thất vọng và chán nản với công việc, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng trầm cảm.
Quyết định tiếp tục đi làm hay tạm nghỉ khi bị trầm cảm là một “bài toán” không có lời giải chung cho tất cả mọi người. Mỗi cá nhân cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố liên quan đến tình trạng sức khỏe, tính chất công việc và môi trường làm việc để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân.
Mức độ trầm cảm là yếu tố tiên quyết. Nếu trầm cảm ở mức độ nhẹ, người bệnh vẫn có thể duy trì công việc bình thường với một vài điều chỉnh nhỏ. Tuy nhiên, trầm cảm nặng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng làm việc và đòi hỏi người bệnh cần ưu tiên điều trị, nghỉ ngơi để phục hồi.
Tính chất công việc cũng cần được xem xét kỹ lưỡng. Một công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ, áp lực lớn hoặc có môi trường làm việc độc hại có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trầm cảm. Ngược lại, một công việc nhẹ nhàng, ít áp lực và có môi trường làm việc tích cực có thể giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ dàng duy trì công việc hơn.
Môi trường làm việc cũng đóng vai trò quan trọng. Một môi trường làm việc có sự hỗ trợ, đồng cảm có thể tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh giảm triệu chứng trầm cảm. Ngược lại, một môi trường làm việc căng thẳng, cạnh tranh và thiếu sự hỗ trợ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Cuối cùng, khả năng tiếp cận điều trị là yếu tố không thể bỏ qua. Người bệnh cần đảm bảo có thể tiếp tục điều trị trầm cảm trong khi đi làm, bao gồm việc gặp gỡ bác sĩ tâm lý, tham gia các buổi trị liệu và sử dụng thuốc theo chỉ định. Việc cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố trên sẽ giúp người bệnh đưa ra quyết định sáng suốt về việc bị trầm cảm có nên đi làm không, từ đó đảm bảo quá trình điều trị và phục hồi diễn ra thuận lợi nhất.
Trầm cảm không phải dấu chấm hết cho sự nghiệp. Với sự hỗ trợ và điều chỉnh phù hợp, người bệnh hoàn toàn có thể tiếp tục cống hiến và tìm thấy giá trị trong công việc. Nếu muốn tiếp tục đi làm, một số giải pháp họ có thể tham khảo như:
Bị trầm cảm có nên đi làm không là một vấn đề cá nhân, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cần lưu ý rằng việc đi làm chỉ có lợi khi tình trạng trầm cảm của người bệnh ở mức độ nhẹ và công việc không gây quá nhiều áp lực. Trong trường hợp trầm cảm nặng, người bệnh nên ưu tiên điều trị và nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.