Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bị trĩ có tập gym được không? Tập thế nào cho đúng?

Ngày 04/06/2022
Kích thước chữ

Hiện nay, gym là phương pháp luyện tập rất phổ biến và ngày càng được nhiều người lựa chọn nhằm nâng cao sức khỏe. Vậy bị trĩ có tập gym được không?

Gym là môn thể thao kết hợp giữa nhiều yếu tố: Sức mạnh, độ dẻo dai và sự linh hoạt của cơ thể. Vì vậy, tập gym chỉ phù hợp với những người có điều kiện sức khỏe bình thường, khỏe mạnh. Tính chất đặc thù ấy của gym khiến nhiều người đặt ra câu hỏi “bị trĩ có tập gym được không” hay "bị trĩ có nên tập gym không". Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé! 

Bị trĩ có tập gym được không? 

Bệnh trĩ là bệnh lý về đường tiêu hóa rất phổ biến, xảy ra khi những mạch máu nằm trong niêm mạc hậu môn hay đại tràng phình to. Từ đó, hình thành nên các búi cơ thừa. Bệnh trĩ gây đau đớn, khó chịu, ngứa ngáy, thậm chí là đại tiện ra máu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này rất đa dạng, có thể do thói quen ăn uống thiếu lành mạnh hoặc đặc thù công việc phải ngồi nhiều trong thời gian dài. 

Mặc dù những người bệnh trĩ được bác sĩ khuyến khích nên tập luyện thường xuyên để cải thiện tình trạng bệnh trĩ nhưng không phải bài tập nào cũng phù hợp, đặc biệt là tập gym. Trong thực tế có một vài trường hợp bệnh nhân cảm thấy các dấu hiệu của bệnh nặng hơn khi tập các bài gây áp lực lớn nên vùng ổ bụng. Ví dụ như: Nâng tạ hay chạy nhanh,... 

Vì vậy, nếu muốn tập gym, bạn phải căn cứ vào tình trạng bệnh lý của mình để xây dựng bài tập hợp lý. Đồng thời, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành tập luyện. Nếu vận động đúng cách, gym không những không có hại mà còn tăng cường tuần hoàn máu, ngăn ngừa ứ huyết ở tĩnh mạch và hạn chế gia tăng kích thước búi trĩ. 

Bị trĩ có tập gym được không? Tập thế nào cho đúng? 1 Nhiều người thắc mắc bị trĩ có tập gym được không

Tác động của gym đối với bệnh trĩ 

Tập gym tác động tới tình trạng bệnh theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả tiêu cực và tích cực. Cùng tìm hiểu những tác động này để người bệnh có kế hoạch tập luyện hợp lý hơn. 

Tác động tích cực 

Theo các chuyên gia, tập gym đúng cách mang lại những tác động tích cực như: 

  • Tăng cường lưu thông máu: Các hoạt động thể chất có tác dụng tăng cường lượng máu lưu thông đến các tĩnh mạch và ngăn ngừa lượng máu ứ đọng ở vùng hậu môn. Điều này có thể làm nhỏ kích thước búi trĩ và tăng cường tình trạng sa trĩ.
  • Giảm áp lực lên hậu môn: Tập gym đúng cách sẽ tăng cường hoạt động của nhu động ruột, giúp phân di chuyển ra khỏi hậu môn dễ dàng hơn. Từ đó, tình trạng táo bón sẽ thuyên giảm rõ rệt, các triệu chứng của bệnh trĩ cũng vì thế mà giảm nhẹ đi. 
  • Thư giãn các cơ ở hậu môn: Tập gym giúp các cơ vòng vùng hậu môn chắc khỏe hơn, giúp các cơ được thư giãn và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh như trĩ ngoại tắc mạch. 

Tác động tiêu cực

Trong một vài trường hợp, gym có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bạn cần tránh các bài tập như: Squad, cử tạ, đạp xe, cưỡi ngựa, chèo thuyền,... vì nó tạo áp lực lớn lên vùng mông và vùng ổ bụng. Điều này khiến búi trĩ lòi ra ngoài nhiều hơn, làm tăng kích thước trĩ, gây sa búi trĩ, thậm chí là chảy máu. 

Bị trĩ có tập gym được không? Tập thế nào cho đúng? 2 Người bị trĩ nên tránh các bài tập gập bụng

Lưu ý khi tập gym cho người bị trĩ 

Để tránh làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, trong quá trình tập luyện, bạn nên tham khảo những lưu sau đây: 

Lựa chọn mức độ tập luyện phù hợp 

Mức độ tập luyện ở đây bao gồm cả cường độ và thời gian tập luyện. Bạn nên tìm đến các phòng gym chuyên nghiệp có các hướng dẫn viên sẽ giúp bạn xây dựng bài tập phù hợp. Việc tập luyện quá sức sẽ không những gây hao tốn năng lượng mà còn kéo theo nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm.

Hạn chế thời gian nghỉ giữa các bài tập 

Mặc dù một vài bài tập khiến bạn cảm thấy mệt mỏi nhưng nghỉ trong thời gian quá lâu cũng không được các chuyên gia khuyến khích. Rút ngắn thời gian nghỉ giúp hệ thống tim mạch tăng cường khả năng chịu đựng, kích thích máu huyết lưu thông khắp cơ thể và hạn chế ứ đọng máu ở vùng hậu môn. 

Bị trĩ có tập gym được không? Tập thế nào cho đúng? 3 Rút ngắn thời gian tập luyện mang lại hiệu quả cao hơn

Không nên co giãn cơ

Dù tình trạng bệnh chỉ ở mức nhẹ, bạn cũng không nên tập các bài căng cơ vùng lưng và bụng. Điều này sẽ dồn áp lực xuống phần thân dưới, khiến búi trĩ sưng lên gây căng, tức. Các bài tập ở tư thế ngồi xổm cũng không được khuyến khích với bệnh nhân mắc bệnh trĩ. 

Thận trọng khi đau

Trong quá trình tập luyện, bạn nên thận trọng với cảm giác của cơ thể. Đây chính là tín hiệu cho thấy bệnh lý của bạn đang gặp vấn đề. Nếu các búi trĩ sa xuống nhiều hơn, sưng và đau, bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ huấn luyện viên và bác sĩ ngay lập tức. Tránh việc giấu bệnh vì nó có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân bạn. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp 

Ở người bệnh trĩ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng tạo nên một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Theo các chuyên gia, bạn nên uống nước 10 phút trước khi tập, bổ sung trái cây vào giờ nghỉ và bù khoáng sau khi tập luyện. 

Bị trĩ có tập gym được không? Tập thế nào cho đúng? 4 Uống nhiều nước giúp tăng cường trao đổi chất

Trên đây là toàn bộ câu trả lời cho thắc mắc: “Bị trĩ có tập gym được không?”. Tập luyện thể thao giúp tình trạng bệnh cải thiện nhanh chóng, nhưng đừng nên tập luyện quá sức vì nó sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm bạn nhé! 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:TrĩTập gym