Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay có rất nhiều loại rắn chứa nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn. Vì thế ngay sau khi phát hiện vết rắn cắn, bạn nên áp dụng các biện pháp sơ cứu khi bị rắn cắn kịp thời và đến cơ sở y tế để được điều trị nhanh chóng.
Có hơn 200 loài rắn đã được tìm thấy ở nước ta, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Vì thế việc hiểu rõ các biện pháp sơ cứu khi bị rắn cắn là điều vô cùng quan trọng để giúp chúng ta phòng chống được nguy cơ ngộ độc nọc rắn nguy hiểm đến tính mạng.
Tùy từng loại rắn cắn mà nạn nhân có những biểu hiện khác nhau, từ đó cách sơ cứu khi bị rắn cắn cũng khác nhau. Ví dụ các vết thương cho rắn hổ mang cắn sẽ sưng đau, phù nề, bị họa tử phần da bị cắn do nọc độc quá mạnh. Trong khi các loại rắn cạp nong, cạp nia cắn thì sẽ không xuất hiện triệu chứng ngay lập tức. Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, bạn sẽ gặp ngay những dấu hiệu nhiễm nhiễm độc thần kinh như liệt hô hấp, trụy tim mạch. Còn đối với những loại rắn thường không có độc như trăn, rắn nước, rắn lục thì vết cắn chỉ sưng đỏ, không có độc, nếu được chăm sóc cẩn thận sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Còn đối với những loại rắn thường, không có tuyến nọc và không có răng độc mà chỉ có răng hàm, nên khi cắn để lại vết cắn hình vòng cung, dấu răng đều nhau hoặc có răng bị dính lại nơi vết cắn.
Vì thế việc xác định loại rắn sẽ giúp ích rất nhiều trong việc áp dụng đúng các biện pháp sơ cứu ban đầu khi bị rắn cắn.
Nếu con rắn vẫn còn sống và đang lẩn trốn, bạn chỉ cần ghi nhớ hình dạng, màu sắc hoặc chụp ảnh để bác sĩ nhận dạng.
Bạn cũng nên lưu ý không sờ vào miệng rắn kể cả rắn chết hay đầu rắn đã cắt rời, vì lúc này chúng vẫn có thể tấn công và truyền nọc đọc sang con người. Chỉ nên bỏ chúng vào bao mà mang đến cho bác sĩ.
Đây là biện pháp sơ cứu khi bị rắn cắn quan trọng nhất. Đầu tiên, hãy nới lỏng quần áo của nạn nhân, đưa đến nơi bằng phẳng, có bóng râm. Nên cho nạn nhân nằm yên sao cho vị trí vết cắn thấp hơn tim. Việc hoảng loạn và cử động mạnh, ấn lên vết rắn cắn sẽ khiến máu chảy và truyền nọc độc đến tim nhanh hơn.
Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước ấm. Nếu không có nước ấm nào có thể sử dụng nước suối hay bất cứ nguồn nước sạch nào gần nhất.
Thông thường rắn độc cắn sẽ không đau lắm nhưng trong vòng 1 giờ máu ở vết cắn sẽ chảy ra nhiều, vì thế bạn có thể băng nhẹ lại, không quá chặt vì tạo áp suất và gây bầm tím.
Tuy nhiên nếu đó là vết cắn của rắn hổ mang, có thể gây tác động đến thần kinh thì bạn có thể sử dụng kỹ thuật băng ép bất động - băng tương đối chặt nhưng vẫn còn sờ thấy mạch đập, đủ để luồn một ngón tay qua giữa các nếp băng.
Sau khi sơ cứu xong, nạn nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Tuyệt đối không nên áp dụng các biện pháp sơ cứu khi bị rắn cắn tại nhà bằng các phương pháp dân gian như đắp lá thuốc, chích rạch, gây điện giật...
Tháng 4 và tháng 10 là hai thời điểm rắn hoạt động mạnh nhất, đây là mùa giao phối của chúng, thời tiết cũng mát mẻ và nhiều độ ẩm. Chúng thường ẩn náu ở những nơi rậm rạp quanh nhà, lối đi lại, nơi để củi, gạch vụn, rơm, rạ. Bạn cũng nên cảnh giác việc rắn xuất hiện sau các cơn mưa, khi có lũ lụt, ban đêm.
Ngoài việc tìm hiểu những biện pháp sơ cứu khi bị rắn cắn, thì bạn cần bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình bằng cách xua đuổi rắn ra khỏi môi trường sống như:
Cắt cỏ thường xuyên ở những nơi đất trống hẻo lánh, đồng hay bụi rậm.
Không chất đống gỗ, đá và xà bần, đống gạch vụn ở khu vực vườn có hồ.
Xây hàng rào hay bịt các lỗ mà rắn có thể trốn như dưới nhà kho, sàn nhà và tường.
Đi ủng và mặc quần dài, mặc quần áo dày dặn, đội thêm mũ rộng vành nếu đi trong rừng hoặc đi ở khu vực nhiều cây cỏ, đặc biệt là mỗi lúc trời vừa mưa xong.
Khi đi bộ đường dài trong một khu vực có rắn tiềm ẩn, hãy dùng gậy để dò đường phía trước.
Đặc biệt khi thấy rắn thì cũng đừng gây kích động chúng bằng cách bỏ chạy hoặc ném đá. Hãy bình tĩnh và tìm cách di chuyển nhẹ nhàng để tránh xa chúng, hoặc cầm cành cây hay các vật có kích thước dài xua đuổi chúng đi càng xa càng tốt.
Bài viết giới thiệu các biện pháp sơ cứu khi bị rắn cắn, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà để bảo vệ cho bản thân. Sau đó hãy đến ngay bệnh viện để thăm khám, tuyệt đối không đợi ở nhà và chờ khi có các biểu hiện nhiễm độc vì lúc nãy đã quá muộn. Hãy chia sẻ những biện pháp sơ cứu khi bị rắn cắn cho tất cả thành viên trong gia đình nhé!
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.