Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rắn độc có 2 họ là rắn hổ và rắn lục. Rắn hổ bao gồm rắn hổ mang, hổ mèo, rắn cạp nong, cạp nia,.. Với loài rắn lục có độc thì nộc độc của chúng chỉ đứng sau loài rắn hổ mang chúa, như rắn rắn lục xanh, chàm quạp, rắn lục đuôi đỏ. Tùy vào từng loại rắn mà chúng ta sẽ có cách sơ cứu ban đầu khi bị rắn cắn khác nhau.
Đối với vết cắn của rắn độc, nếu được sơ cứu đúng cách và cứu chữa bằng huyết thanh kịp thời thì sau vài ngày bệnh nhân sẽ giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng. Cùng điểm qua những cách sơ cứu ban đầu khi bị rắn cắn đối với từng trường hợp rắn độc cắn.
Cách sơ cứu ban đầu khi bị rắn cắn bằng biện pháp băng ép nhằm mục đích làm chậm quá trình di chuyển của nọc độc. Nọc độc của các loài rắn hổ chủ yếu chứa các thành phần gây độc thần kinh, gây ra sự phong tỏa synap thần kinh, có thể gây liệt hô hấp. Nếu không được ngăn chặn kịp thời chúng sẽ phá hủy tế bào hồng cầu, đồng thời phong bế các enzyme hô hấp tế bào. Điều này sẽ khiến nạn nhân hôn mê sau khi bị cắn. Vì thế việc băng ép là cách sơ cứu ban đầu khi bị rắn cắn được ưu tiên sử dụng.
Dụng cụ cần có
Cách thực hiện
Những họ rắn lục như rắn choàm quạp, lục xanh, khô mộc có nọc độc rất nhiều, đặc biệt rắn mẹ khi mang bầu có nọc độc cao hơn bình thường. Vì thế việc áp dụng cách sơ cứu ban đầu khi bị rắn cắn đúng cách sẽ giúp hạn chế những triệu chứng nguy hiểm thường gặp như:
Khác với nọc độc của các loài rắn hổ, nọc của rắn lục không gây tê liệt thần kinh nên bạn không cần áp dụng việc băng ép. Bạn có thể cố định chân tay nhưng không được hạn chế sự lưu thông của máu. Việc băng bó chặt có thể hạn chế máu chảy, nhưng điều này có thể gây bầm tím vì và làm chảy máu dưới da sau đó. Điều này sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc điều trị máu độc của bác sĩ sau này.
Cởi các đồ trang sức ở vùng bị cắn để tránh tình trạng chèn ép mạch máu khi vết căn bị sưng phồng. Lưu ý nên để vết cắn ở vị trí ngang bằng hoặc thấp hơn vị trí của tim để giảm tốc độ máu lưu thông, giảm thiểu nguy cơ chất độc lây lan nhanh đến các vùng khác.
Sau đó bạn cần phải sơ cứu cho nạn nhân bằng nước ấm và xà phòng, tốt nhất là nước muối sinh lý ( NaCl 0,9 %, Efticol 0,9 %…) để làm trôi nọc rắn. Sau đó đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để truyền huyết thanh kháng nọc rắn, tốt nhất là nên truyền trong 4 giờ đầu sau khi rắn cắn. Trong quá trình vận chuyển nên nhẹ nhàng để không tác động mạnh đến vị trí vết thương. Đối với vết cắn do rắn lục, nếu được sơ cứu đúng cách và cứu chữa bằng huyết thanh kịp thời thì sau vài ngày bệnh nhân sẽ giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng.
Bài viết giới thiệu những cách sơ cứu ban đầu khi bị rắn cắn đối với từng trường hợp rắn độc cắn. Bạn cũng không nên chủ quan đối với các loại rắn thường, vẫn hãy sơ cứu đầy đủ các bước và vận chuyển nhanh nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Việc phân biệt các cách sơ cứu ban đầu khi bị các loài rắn khác tấn công là vô cùng cần thiết, kể cả rắn không độc cũng chưa chắc là an toàn.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp