Có rất nhiều phương pháp tránh thai cho các bà mẹ sau khi sinh con, trong đó cho con bú vô kinh được đánh giá là có độ hiệu quả và độ an toàn cao. Phương pháp này miễn phí và được nhiều bà mẹ lựa chọn dù có nhiều hạn chế.
Cho con bú vô kinh là phương pháp tránh thai sau khi sinh được nhiều bà mẹ áp dụng
Sau khi sinh thì nên dùng biện pháp tránh thai nào?
Một trong những dấu hiệu cho thấy khả năng thụ thai trở lại của phụ nữ chính là lúc kinh nguyệt xuất hiện. Phụ nữ sau khi sinh con thường hành kinh vào tuần thứ 6 tùy thuộc vào việc có cho con bú hay không. Nếu không cho con bú thì kinh nguyệt sẽ xuất hiện trong khoảng 3 - 4 tuần sau khi sinh, còn nếu cho con bú thì kinh nguyệt sẽ xuất hiện trở lại vào tuần thứ 6 trở đi.
Hiện tượng rụng trứng thường xảy ra trước khi hành kinh. Nếu có trứng rụng thì đồng nghĩa với việc có lại khả năng thụ tinh sau khi sinh con. Nếu quan hệ tình dục mà không muốn mang thai thì phụ nữ cần áp dụng những biện pháp tránh thai sau khi sinh con.
Áp dụng biện pháp tránh thai sau khi sinh nếu không muốn mang thai ngoài kế hoạch
Theo khuyến nghị của các chuyên gia, phụ nữ sau khi sinh con và đang cho con bú thì nên áp dụng những phương pháp tránh thai không sử dụng hormone để không ảnh hưởng đến nguồn sữa. Một số phương pháp tránh thai không sử dụng hormone cần kể đến bao gồm: đặt vòng tránh thai, sử dụng bao cao su và cho con bú vô kinh. Trong đó, vô kinh khi cho con bú là biện pháp đơn giản, an toàn được nhiều người áp dụng nhất.
Phương pháp tránh thai cho con bú vô kinh
Theo Bộ Y tế khuyến cáo thì tránh thai bằng cách cho con bú chỉ là phương pháp tạm thời và không nên áp dụng với những phụ nữ dễ thụ thai. Tuy nhiên, nhiều chị em áp dụng phương pháp này vì nó đơn giản, dễ thực hiện và không tốn kém.
Cho con bú sau sinh là biện pháp tránh thai đơn giản, dễ thực hiện và không tốn kém
Sự tiết sữa kết hợp với việc bú ti của bé ức chế sản xuất hormone GnRH và FSH, hai loại nội tiết tố kích thích sự phát triển của trứng dẫn đến hiện tượng hành kinh. Khi bé bú, hormone prolactin được sản xuất trong cơ thể mẹ và ức chế hai loại hormone trên.
Để áp dụng phương pháp vô kinh khi cho con bú, cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Phụ nữ cho con bú và chưa hành kinh lại trong vòng 8 tuần sau khi sinh.
- Phụ nữ có nhiều sữa cho con bú.
- Không gặp những vấn đề về tiết sữa như tắc tia sữa.
- Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn.
- Có con bé hơn 6 tháng tuổi.
Cần cho con bú sữa mẹ trực tiếp chứ không nên dùng bình hút sữa vì động tác mút ti của bé là một phần quan trọng trong phương pháp này. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý vấn đề thời gian, đảm bảo sao cho thời gian bú ban ngày cách nhau không quá 4 tiếng và ban đêm cách nhau không quá 6 tiếng. Duy trì việc cho con bú bất kể là cơ thể mẹ (như phụ nữ bị cảm khi trong thời gian cho con bú) hay bé yếu và không nên chó bé ăn thứ khác ngoài sữa mẹ.
Những ưu và nhược điểm của biện pháp cho con bú vô kinh
1. Ưu điểm
Những thế mạnh của phương pháp cho con bú vô kinh có thể kể đến là:
- Đơn giản, dễ thực hiện và không tốn kém.
- Không ảnh hưởng đến hormone của cơ thể mẹ và không có tác dụng phụ.
- Có hiệu quả giảm tình trạng ra máu sau khi sinh.
- Không cần sự cho phép của bác sĩ hay giám sát y tế.
- Cung cấp dinh dưỡng và kháng thể giúp bé phát triển khỏe mạnh.
2. Khuyết điểm
Những hạn chế của phương pháp vô kinh khi cho con bú cần kể đến là:
- Không có hiệu quả cao và những ai dễ thụ thai thì không nên áp dụng.
- Không bảo vệ hai vợ chồng khỏi những căn bệnh lây qua đường tình dục.
- Vất vả vì phải thường xuyên cho con bú mà không dựa trên một nguồn dinh dưỡng nào khác ngoài sữa mẹ.
- Chỉ có hiệu quả trong vòng 6 tháng đầu sau khi sinh con.
3. Chấm điểm hiệu quả
Khi áp dụng đúng cách cho con bú vô kinh mang lại hiệu quả tránh thai cao
Áp dụng đúng phương pháp thì tỷ lệ thành công có thể lên đến 98%, nhưng nếu thực hành sai thì tỷ lệ giảm xuống chỉ còn 95%. Hiệu quả nhất là trong thời gian 6 tháng đầu sau khi sinh và chưa có kinh nguyệt trở lại.
4. Trường hợp cần chuyển sang phương pháp khác
- Khi có kinh nguyệt trở lại.
- Khi đã có con hơn 6 tháng tuổi.
- Không cho con bú mẹ hoàn toàn mà bổ sung dưỡng chất từ nguồn dinh dưỡng khác.
- sử dụng các loại thuốc trong thời gian cho con bú.
- Bà mẹ phát hiện các loại bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan A hay viêm gan B.
5. Trường hợp chống chỉ định
- Bé trong tình trạng bất lợi khó cho bú như: dị tật vùng miệng, vùng họng, bé bị rối loạn tiêu hóa hoặc những bé sinh non không thể tự bú mẹ mà cần đến sự chăm sóc đặc biệt.
- Bà mẹ cho con bú sử dụng thuốc được chống chỉ định trong thời gian cho con bú như: bromocriptin, corticosteroid, ergotamin, lithium, thuốc chống đông, thuốc chống chuyển hóa, thuốc điều trị trầm cảm và các loại thuốc có chứa đồng vị phóng xạ.
Như vậy, nhìn chung thì cho con bú vô kinh là phương pháp đơn giản, dễ áp dụng và không tốn kém. Tuy nhiên, nếu không áp dụng đúng cách thì có thể dẫn đến nguy cơ mang thai ngoài ý muốn đối với phụ nữ đang cho con bú. Ngoài ra, nếu thuộc những trường hợp chống chỉ định trên thì tuyệt đối không áp dụng phương pháp này.
Uyên