Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vắc xin Pfizer hiện là một trong những vắc xin nổi bật nhất trong phòng chống Covid-19. Cùng tìm hiểu những thông tin xoay quanh loại vắc xin này nhé!
Trong bối cảnh toàn cầu đang chịu những tổn thương về sức khỏe và kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra, các loại vắc xin ra đời chính là vũ khí góp phần ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trong đó, vắc xin Pfizer chính là loại vắc xin đầu tiên được phê duyệt tại Mỹ.
Khi Mỹ và các nước châu Âu căng thẳng vì tình hình dịch bệnh leo thang từ giữa năm 2020, các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu những loại vắc xin có thể ngăn cản sự tấn công khốc liệt của Sars-CoV-2. Vắc xin Pfizer chính là ứng cử viên sáng giá và đầy tiềm năng trong chiến dịch phòng chống đại dịch Covid-19 với những ưu điểm vượt trội.
Qua các cuộc thử nghiệm lâm sàng, vắc xin này đã cho thấy tính an toàn cao và tỷ lệ hiệu lực là 95% trong việc phòng ngừa virus gây bệnh Covid-19.
Đây là sản phẩm của Tập đoàn dược phẩm Pfizer, New York (Mỹ) và Công ty công nghệ sinh học BioNTech ở Mainz (Đức) hợp tác phát triển.
Vắc xin Pfizer là sự hợp tác phát triển từ các nhà khoa học hàng đầu thế giới. Tập đoàn dược phẩm Pfizer vốn là biểu tượng ngành dược của Hoa kỳ và cũng là cái tên tiêu biểu của thị trường dược phẩm thế giới.
FDA đã cấp Giấy phép Sử dụng Khẩn cấp đầu tiên cho vắc xin Pfizer để phòng ngừa COVID-19, cho phép vắc xin này được phân phối tại Hoa Kỳ cho những người từ 16 tuổi trở lên.
Vào ngày 1/1/2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đăng một thông báo trên Twitter: “Vắc xin Covid-19 của Pfizer (Mỹ)-BioNTech (Đức) đã trở thành vắc xin đầu tiên nhận được sự phê duyệt của WHO để sử dụng khẩn cấp kể từ lúc dịch bùng phát”.
Sau đó, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép tiêm vắc xin phòng COVID-19 của hãng Pfizer cho đối tượng trẻ em từ 12 - 16 tuổi. Và động thái mới nhất từ hãng chính là bắt đầu thử nghiệm mức độ hiệu quả của vắc xin với trẻ em dưới 12 tuổi.
Qua những cuộc thử nghiệm lâm sàng của vắc xin Pfizer cho thấy tác dụng phụ của vắc xin này không đáng lo ngại. Các phản ứng thường xảy ra trong vòng 7 ngày sau khi tiêm; điển hình như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi và đau đầu. Phản ứng chủ yếu xảy ra sau khi tiêm mũi thứ hai, mức độ thường từ nhẹ đến trung bình. Và đây đều là những phản ứng bình thường.
Nói về tính an toàn của vắc xin Pfizer, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết chỉ, có khoảng 1/100.000 người được thử nghiệm bị phản ứng quá mẫn nặng. CDC đã khẳng định rằng các lợi ích miễn dịch mà loại vắc xin này mang lại lớn hơn nhiều so với nguy cơ tác dụng phụ. Việc tiêm vắc xin mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây ra những ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của con người và sự phát triển của xã hội.
Tùy theo từng loại vắc xin khác nhau mà sẽ có những phác đồ tiêm khác nhau. Vậy tiêm vắc xin Pfizer mấy lần là đủ? Vắc xin này được chỉ định tiêm bắp với phác đồ cụ thể gồm 2 mũi
Bằng chứng từ thử nghiệm lâm sàng cho thấy:
Ở người từ 16 tuổi trở lên, vắc xin Covid-19 của Pfizer-BioNTech đạt hiệu quả 95% trong việc ngăn ngừa sự lây lan của Sars-Cov-2 ở người đã tiêm đủ 2 liều và không có bằng chứng của việc bị nhiễm bệnh trước đó.
Ở trẻ vị thành niên trong độ tuổi 12 - 15, vắc xin cho thấy hiệu quả phòng bệnh và phản ứng miễn dịch ở những người thuộc nhóm này ít nhất cũng mạnh như phản ứng miễn dịch ở những người trong độ tuổi 16 - 25 tuổi.
Vắc xin cũng có hiệu quả cao trong các thử nghiệm lâm sàng giúp ngăn ngừa Covid-19 ở những người thuộc nhiều độ tuổi, giới tính, chủng tộc và dân tộc cũng như những người có sẵn bệnh nền.
Hiệu quả bảo vệ của vắc xin Pfizer trong môi trường thử nghiệm lâm sàng và điều kiện thực tế là tương tự nhau.
Vắc xin Covid-19 của Pfizer-BioNTech đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp vào tháng 12/2020 với yêu cầu phải bảo quản ở nhiệt độ từ -80ºC đến -60ºC. Với nhiệt độ này, vắc xin có thể để được đến 6 tháng.
Tuy nhiên, yêu cầu khắt khe này ảnh hưởng đến việc phân phối vắc xin và khả năng tiếp cận của người dân, bởi không phải nước nào hay địa phương nào cũng có sẵn kho siêu lạnh. Vì thế, vào tháng 2/2021, Pfizer đã đưa thông báo vắc xin có thể bảo quản ở nhiệt độ -25°C đến -15°C trong vòng 2 tuần mà vẫn phát huy hiệu quả và ổn định.
Với các lọ vắc xin đã rã đông chưa mở có thể được bảo quản trong tủ lạnh tối đa 1 tháng với nhiệt độ tủ ở 2 đến 8 độ C.
Để đủ điều kiện nhập khẩu vắc xin Pfizer, Việt Nam cũng đã có sự chuẩn bị chu đáo trong hệ thống bảo quản loại vắc xin này.
Do được phát triển bởi Tập đoàn dược hàng đầu của Mỹ và hiệu quả được đánh giá cao, nên không ít người thắc mắc vắc xin Pfizer bao nhiêu tiền?
Vào cuối năm 2020, giá vắc xin Pfizer được hãng công bố là 39 USD một liệu trình gồm 2 mũi tiêm (mỗi liều giá 19,5 USD). Tuy nhiên, hồi tháng 4/2021, ông Albert Bourla, CEO Pfizer khẳng định: "Ở các nước thu nhập trung bình, chúng tôi sẽ giảm một nửa (so với giá nước giàu). Các nước nghèo, kể cả châu Phi, chúng tôi chỉ bán giá gốc".
Bộ Y tế Việt Nam cho biết đã tiến hành đàm phán với hãng về việc mua 31 triệu liều vắc xin Pfizer-BioNTech ngay từ tháng 10/2020, khi vắc xin này còn đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.
Theo kết quả đàm phán tính đến ngày 9/5/2021, Pfizer có thể cung ứng cho Việt Nam khoảng 31 triệu liều vaccine. Theo đó, 15,5 triệu liều được giao trong quý 3/2021 và nửa còn lại được cung cấp trong quý 4/2021.
Pfizer và BioNTech sản xuất vắc xin tại các cơ sở của mình ở Hoa Kỳ và châu Âu.
Nhà máy Pfizer tại Puurs chịu trách nhiệm sản xuất tất cả số vắc xin dành cho các thị trường ngoài Hoa Kỳ.
Pfizer cho biết quá trình sản xuất yêu cầu 280 nguyên liệu và phụ thuộc vào 25 nhà cung cấp ở 19 quốc gia.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.