Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc con biếng ăn khiến các bậc cha mẹ không khỏi lo lắng bởi điều này có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con yêu. Biếng ăn được chia thành 3 nhóm chính là biếng ăn sinh lý, biếng ăn bệnh lý và biếng ăn tâm lý. Trong khuôn khổ của bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về tình trạng biếng ăn tâm lý.
Biếng ăn tâm lý là một dạng rối loạn dinh dưỡng thường gặp ở trẻ song không phải bậc cha mẹ nào cũng hiểu rõ về tình trạng này. Vậy nguyên nhân gây biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh là gì và hướng khắc phục tình trạng này ra sao? Theo dõi hết bài viết sức khỏe hôm nay để có được lời giải đáp bạn nhé.
Biếng ăn tâm lý hay chán ăn thần kinh là một dạng rối loạn ăn uống, xuất phát từ nỗi sợ tâm lý. Việc trẻ sợ không dám ăn, bị ép ăn nhiều hoặc bị ép ăn khi trẻ không thích chính là nguyên nhân khiến cho việc ăn uống trở nên một hoạt động bắt buộc và đáng sợ.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị biếng ăn tâm lý có thể kể đến như:
Một số dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh đang mắc phải chứng biếng ăn tâm lý có thể kể đến như:
Trên thực tế, biếng ăn tâm lý có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, đặc biệt là biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về cả thể chất và trí tuệ của trẻ sau này nếu không được phát hiện sớm và có giải pháp can thiệp kịp thời. Vậy phải làm sao khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị biếng ăn tâm lý?
Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Tại đây, qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng cũng như giải pháp tâm lý phù hợp từ đó giúp trẻ cải thiện tình trạng biếng ăn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, điều trị chứng biếng ăn tâm lý của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chủ yếu là tác động vào tâm lý của trẻ, tạo hứng thú cho trẻ với bữa ăn từ đó giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Dưới đây là một số biện pháp giúp cải thiện chứng biếng ăn tâm lý, cha mẹ có thể tham khảo:
Ép ăn là thói quen khó bỏ của không ít bà mẹ Việt, nhất là khi thấy con chậm tăng cân hơn bạn bè cùng trang lứa. Biết là trẻ chậm tăng cân mẹ sẽ sót nhưng các mẹ cần hiểu việc ép trẻ ăn sẽ khiến tâm lý sợ ăn của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Chưa kể, khi bị ép ăn, trẻ thường có xu hướng vừa ăn vừa khóc hoặc vừa bú vừa khóc, điều này rất dễ khiến trẻ bị sặc sữa, sặc đồ ăn và hậu quả gây ra rất khó lường. Ở trường hợp nhẹ, trẻ có thể chỉ bị viêm đường hô hấp song nếu nặng, thức ăn sặc chèn ép đường thở trẻ có nguy cơ bị ngạt rất cao và điều này có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
Vị giác của trẻ vốn nhạy cảm, vì thế trước một món ăn không hợp khẩu vị, trẻ sẽ thể hiện bằng hành động cho mẹ hiểu rằng trẻ không thích. Chẳng hạn như khi uống sữa công thức, nếu không thích trẻ sẽ không chịu nuốt mà nôn trớ hoặc phun ra và lúc này điều mẹ cần làm là đổi sữa cho trẻ.
Với trẻ ăn dặm, ăn một món trong thời gian dài sẽ khiến trẻ bị chán. Chính vì thế, mẹ cần thường xuyên thay đổi các món ăn dặm cho trẻ để kích thích vị giác cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Thay vì ép trẻ ăn, mẹ hãy lắng nghe cơ thể của trẻ bởi chính mẹ cũng không biết lượng thức ăn như thế nào là đủ với trẻ. Điều quan trọng nhất là mẹ cần cho trẻ ăn đủ bữa còn việc ăn bao nhiêu hãy để thuận theo nhu cầu của trẻ. Mẹ không nên ép trẻ ăn quá sức của trẻ cũng không nên kìm lại để trẻ ăn ít đi. Thay vào đó, mẹ hãy cho trẻ ăn theo nhu cầu và ngừng khi trẻ có biểu hiện không muốn ăn nữa.
Theo các chuyên gia, đối với trẻ ăn dặm, cha mẹ nên để trẻ ngồi ăn trên bàn ăn cùng cha mẹ để trẻ quen dần với không khí bữa ăn và cho trẻ ăn đến khi cha mẹ đã ăn hết. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ có xu hướng ngồi ăn lâu hơn và ăn nhiều hơn khi có người cùng đồng hành trong bữa ăn. Tuy nhiên, điều cha mẹ cần lưu ý đó là duy trì không khí bữa ăn gia đình vui vẻ và đầm ấm để kết nối các thành viên lại với nhau, xua tan đi rào cản tâm lý.
Giải pháp cho trẻ biếng ăn tâm lý bao giờ cũng đòi hỏi cha mẹ phải kiên trì và nhẫn nại. Cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan sát, trò chuyện và chia sẻ với trẻ nhiều hơn để tìm hiểu được nguyên nhân tâm lý dẫn đến việc trẻ sợ ăn.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, biếng ăn có liên quan đến sự mất cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Việc trẻ biếng ăn tâm lý kéo dài cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Vì thế, trẻ biếng ăn tâm lý cần được bổ sung lợi khuẩn, thiết lập lại sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột.
Tuy nhiên, trẻ sơ sinh là đối tượng vô cùng nhạy cảm và cha mẹ cần đặc biệt thận trọng khi bổ sung men vi sinh cho trẻ. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất, mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để gửi đến quý độc giả. Hy vọng, với những chia sẻ hôm nay, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về chủ đề này đồng thời nắm được một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn tâm lý cho trẻ sơ sinh.
Xem thêm: Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì để cơ thể không bị thiếu chất?
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.