Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Bỏ túi ngay triệu chứng bệnh gout và cách điều trị

Ngày 21/11/2019
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh gout đang có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa trong xã hội ngày nay. Nguyên nhân một phần là do chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt thiếu lành mạnh. Hãy cùng tìm hiểu triệu chứng bệnh gout và cách điều trị cụ thể là gì để có hướng giải quyết khi chẳng may mắc phải.

Triệu chứng bệnh gout và cách điều trị ngày nay không còn là chuyện của riêng nam giới trung niên hay “bệnh nhà giàu” nữa. Các thống kê đã chỉ ra rằng tỷ lệ người dưới 30 tuổi mắc bệnh ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Ngoài đàn ông trung niên thì nhóm đối tượng thường xuất hiện triệu chứng gout là người béo phì, nghiện cà phê, rượu, phụ nữ sau thời kỳ tiền mãn kinh... Vậy triệu chứng bệnh gout và cách điều trị hiệu quả cho bệnh nhân là gì?

Bỏ túi ngay triệu chứng bệnh gout và cách điều trị 1Tìm hiểu triệu chứng bệnh gout và cách điều trị sớm sẽ giúp hạn chế nguy cơ không đáng có

Bệnh gout có nguy hiểm không?

Gout còn gọi là thống phong, là căn bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận gây nên, từ đó dẫn đến thận không thể lọc acid uric từ trong máu. Tuy loại acid này thường vô hại và được đào thải qua phân, nước tiểu. Nhưng với các bệnh nhân mắc phải gout thì khi lượng acid uric trong máu tích tụ đến nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ sẽ được hình thành.

Chúng tập trung lại ở khớp và dẫn tới viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân. Triệu chứng của bệnh gout đặc trưng là những đợt viêm khớp cấp tái phát. Chúng khiến bệnh nhân thường xuyên phải đau đớn đột ngột giữa đêm và khi đợt viêm cấp bùng phát làm sưng đỏ các khớp. Đặc biệt ảnh hưởng tới các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể là cả các khớp khác như chân và ít gặp hơn ở tay hay cột sống.

Tuy triệu chứng của gout có thể làm chúng ta đau đớn, căng thẳng và mất ngủ. Nhưng thực chất đây chỉ là một bệnh lành tính và có thể dùng thuốc khống chế, cũng như phòng ngừa các đợt gout cấp thông qua việc thay đổi chế độ ăn. Dựa vào độ nghiêm trọng thì bệnh gout được chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Lượng acid uric trong máu đã tăng nhưng chưa xuất hiện các triệu chứng bị gout. Thường thì chúng ta chỉ cảm nhận được sau khi bị bệnh sỏi thận.

Giai đoạn 2: Lúc này nồng độ acid uric đã rất cao, dẫn tới hình thành nên các tinh thể xuất hiện ở ngón chân hay còn gọi là nốt tophi. Nốt này thường biểu hiện chậm, đến hàng chục năm sau cơn gout đầu tiên nhưng cũng có lúc sớm hơn. Một khi đã xuất hiện thì nó có thể tăng nhanh về số lượng và khối lượng cũng như có nguy cơ loét. Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường thấy đau khớp nhưng không kéo dài. Sau đó một thời gian mới gặp các triệu chứng bệnh gout khác với cường độ cũng như tầng suất ngày càng gia tăng.

Giai đoạn 3: Các triệu chứng bệnh gout sẽ không biến mất và những tinh thể acid uric cũng tấn công nhiều khớp.

Tuy nhiên phần lớn bệnh nhân chỉ xuất hiện ở giai đoạn 1 hoặc 2 mà hiếm khi tiến triển đến giai đoạn 3. Bởi chúng ta đã nhanh chóng phát hiện triệu chứng bệnh gout và cách điều trị đúng đắn từ giai đoạn 2 rồi.

Bỏ túi ngay triệu chứng bệnh gout và cách điều trị 2Nốt tophi dễ có nguy cơ loét

Triệu chứng bệnh gout và cách điều trị hiện nay

Triệu chứng bệnh gout

Người mắc bệnh gout triệu chứng thường xuất hiện đột ngột và vào ban đêm. Một số trường hợp bệnh nhân còn không có dấu hiệu ban đầu. Các triệu chứng của bệnh gout vẫn thường xuất hiện khi bệnh nhân từng mắc phải gout cấp hoặc mạn tính.

Các triệu chứng bị gout bao gồm:

  • Thấy khớp đột ngột đau, sưng tấy và dữ dội.
  • Khi đụng vào còn thấy khớp đau nhiều hơn.
  • Khớp bị sưng đỏ.
  • Xung quanh vùng khớp thấy ấm lên.

Hầu hết các triệu chứng của gout sẽ kéo dài vài tiếng trong khoảng 1 - 2 ngày. Tuy nhiên với những ca bệnh nặng, cơn đau có thể xuất hiện trong vài tuần. Nếu bệnh nhân không sử dụng thuốc điều trị thường xuyên thì sẽ có nguy cơ làm triệu chứng của bệnh gout nặng hơn.

Do đó chúng ta phải hết sức lưu ý đến triệu chứng bệnh gout và cách điều trị hiệu quả từ sớm. Tránh để bệnh trở nặng rồi thì sẽ không kịp trở tay. Còn dẫn đến biến chứng sỏi thận, tổn thương khớp và xuất hiện u cục tophi ở quanh ngón chân, đầu gối, ngón tay và tai.

Cách điều trị bệnh gout

Các triệu chứng bệnh gout và cách điều trị đều là những thông tin hết sức quan trọng mà chúng ta cần nắm bắt. Nguyên tắc chính được áp dụng trong điều trị là trị viêm khớp trong cơn gout cấp. Bên cạnh đó là dự phòng tái phát cơn gout, lắng đọng urat trong các mô và cả biến chứng thông qua điều trị hội chứng tăng acid uric máu.

Cụ thể trong chế độ ăn uống để chữa bệnh, chúng ta cần tránh những chất có nhiều purin như tôm, cua, thịt, cá… Bạn có thể dùng trứng, hoa quả và thịt không quá 150gram/ngày. Mỗi ngày cơ thể cũng phải bổ sung được tối thiểu 2 - 4 lít nước.

Chế độ sinh hoạt của bệnh nhân cũng cần cải thiện, cụ thể là phải giảm cân, không rượu bia và luyện tập thể thao thường xuyên. Ngoài ra chúng ta cũng cần lưu ý tránh các thuốc làm tăng acid uric máu và cả những yếu tố làm khởi phát cơn gout cấp như căng thẳng, chấn thương…

Bỏ túi ngay triệu chứng bệnh gout và cách điều trị 3Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng với bệnh nhân gout

Một khi đã tìm hiểu triệu chứng bệnh gout và cách điều trị, thì bạn cũng biết được rằng có cả những phương pháp điều trị nội và ngoại khoa đang được áp dụng.

Điều trị nội khoa

  • Thuốc kháng viêm: Được sử dụng trong giai đoạn cơn gout cấp để giảm viêm.
  • Thuốc giảm acid uric máu: Dùng cho người đang trong giai đoạn mãn tính, mục đích là để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp.

Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi sẽ được chỉ định trong những trường hợp nhất định. Khi phẫu thuật các bác sĩ cùng cần sử dụng colchicin để tránh khởi phát cơn gout cấp và kết hợp thuốc hạ acid uric máu.

  • Mắc bệnh gout kèm biến chứng loét.
  • Bội nhiễm nốt tophi.
  • Nốt có kích thước lớn, gây ảnh hưởng đến vận động hoặc thẩm mỹ.

Vậy là chúng ta đã nắm được triệu chứng bệnh gout và cách điều trị hiệu quả đang được áp dụng. Dù hiện nay khoa học vẫn chưa tìm ra được biện pháp chữa bệnh dứt điểm, nhưng nếu bạn kiên trì áp dụng và nghe theo chỉ định của bác sĩ thì chúng ta sẽ phần nào giảm thiểu được những trở ngại mà bệnh mang đến.

Thụy Anh

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin