Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Bọc sứ răng cấm: Tác dụng, quy trình và cách chăm sóc

Ngày 16/06/2024
Kích thước chữ

Bọc sứ răng cấm là thông tin được nhiều bạn đọc quan tâm, tìm kiếm nhằm nâng cấp bản thân, tăng thẩm mỹ, sự tự tin,… Trong bài viết sau, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn thế nào là bọc sứ răng cấm và những thông tin liên quan.

Bọc sứ răng cấm có ảnh hưởng đến chức năng cắn nhai của răng không, có nên thực hiện không,… là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự chú ý từ quý bạn đọc. Hiểu được điều này, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc thường gặp nhất về bọc sứ răng cấm ngay trong bài viết sau.

Thế nào là bọc sứ răng cấm?

Răng cấm là tên gọi khác của răng hàm số 6 và số 7 – vị trí răng quan trọng nhất đối với chức năng nhai của hàm. Cũng vì vậy mà việc bọc sứ răng cấm có ảnh hưởng gì đến chức năng của răng hay không là mối quan tâm, lo lắng của nhiều người khi có ý định phục hình răng, tăng tính thẩm mỹ bằng phương pháp bọc sứ.

Bọc sứ răng cấm là phương pháp thẩm mỹ, phục hình và bảo tồn răng hiện đại, hiệu quả tối ưu hàng đầu cho các trường hợp răng bị hư hỏng, sứt mẻ, sâu răng nghiêm trọng,... Đồng thời, phương pháp này cũng đem đến hiệu quả thẩm mỹ, làm sáng răng rất tốt cho người có răng xỉn màu do thói quen ăn uống, răng ố vàng hoặc răng bị nhiễm kháng sinh nặng,…

Bọc sứ răng cấm: Tác dụng, quy trình và cách chăm sóc 1
Răng cấm hay còn gọi là răng hàm số 6 và số 7

Khi nào nên bọc sứ răng cấm?

Thực tế, việc bọc sứ răng cấm rất được ưa chuộng hiện nay không chỉ vì kỹ thuật tiên tiến, đem đến nhiều ưu điểm vượt trội mà còn không gây hại cho sức khỏe răng miệng, có hiệu quả điều trị, phục hình răng nhanh chóng. Tuy vậy, không phải bất cứ trường hợp nào cũng được nha sĩ khuyến cáo bọc sứ răng cấm.

Theo các chuyên gia, bọc sứ răng cấm được chỉ định cụ thể cho các trường hợp người bệnh gặp vấn đề như:

  • Răng cấm bị sâu: Khi răng cấm (răng hàm số 6 và số 7) của bạn bị sâu, các lỗ sâu răng màu đen xuất hiện kèm theo cảm giác đau nhức kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày, chức năng cắn nhai của răng thì bác sĩ khuyên nên bọc sứ răng cấm. Bên cạnh đó, vi khuẩn gây bệnh sâu răng từ răng cấm cũng có thể lan rộng, xâm nhập sâu bên trong tủy gây phá hỏng răng vĩnh viễn.
  • Răng cấm bị viêm, chết tủy: Răng cấm một khi đã chết tủy, hỏng tủy có thể gia tăng nguy cơ viêm nhiễm. Khi này, bọc sứ là phương án tối ưu hàng đầu mà bạn nên cân nhắc. Răng đã chết tủy gây tăng nguy cơ bị thực phẩm, thói quen sống ảnh hưởng dẫn đến xỉn màu, gãy răng do tác động cắn, nhai của hàm. Để bảo tồn được răng cấm, bác sĩ nha khoa thường tư vấn, chỉ định bọc sứ cho răng.
  • Răng cấm bị nứt vỡ, sứt mẻ: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng cấm bị sứt, mẻ răng, vỡ,… chỉ yếu đến từ các tác động ngoại lực như chấn thương, va đập, đồ ăn quá cứng,… Lâu ngày không điều trị tình trạng này có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn gây sâu răng tấn công, gây hiện tượng răng ê buốt, thậm chí là vị trí bị vỡ ngày một lớn.
  • Răng cấm bị mòn cổ răng: Trong một vài trường hợp, răng cấm của bạn xuất hiện các vết cắt trên bề mặt răng do tác động mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng, viêm nhiễm,... tấn công. Khi này, thực hiện bọc sứ răng cấm là điều cần thiết để khắc phục nhanh và hiệu quả, tránh cho tình trạng mòn cổ răng hàm thêm nghiêm trọng.
  • Răng cấm bị gãy: Gãy răng, đặc biệt là gãy răng hàm ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng cơ bản của răng, đồng thời khiến các răng xung quanh dễ xô lệch hơn. Chính vì vậy, đa số nha sĩ đều khuyến cáo người bị gãy răng cấm, gãy răng hàm nên bọc sứ để khắc phục.
Bọc sứ răng cấm: Tác dụng, quy trình và cách chăm sóc 2
Răng cấm bị sứt, mẻ, nứt vỡ nên bọc sứ răng cấm để bảo vệ răng khỏi vi khuẩn, tác động từ việc ăn uống,...

Tác dụng khi bọc sứ răng cấm

Từ lâu, việc bọc sứ răng cấm đã được đánh giá là phương pháp phục hình, thẩm mỹ răng hiệu quả, có nhiều ưu điểm nổi trội. Đặc biệt, với những răng cấm bị sâu răng, gãy, nứt vỡ,… thì khi tiến hành bọc sứ giúp đem lại nhiều công dụng như:

  • Đảm bảo việc ăn nhai: Răng cấm là một trong những chiếc răng có chức năng quan trọng nhất với việc nhai thức ăn nên nếu răng bị sứt mẻ, yếu hoặc nặng nhất là gãy rụng thì chức năng của cả hàm răng cũng bị ảnh hưởng. Do đó, khi rơi vào trường hợp này, bọc sứ răng cấm là phương án tốt nhất cần cân nhắc.
  • Bảo vệ tối đa răng thật: Răng cấm một khi đã bị vỡ, sâu, sứt mẻ,… nhưng không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến rất nhiều bệnh lý răng miệng khác nghiêm trọng hơn, thậm chí là răng chết tủy hoặc rụng răng. Việc bọc sứ cho răng cấm sẽ góp phần bảo tồn tối đa răng thật trước các yếu tố tác động bên ngoài, duy trì độ bền lên đến 15 – 20 năm.
  • Tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng: Lợi ích mà bạn có thể nhận thấy rõ nhất khi thực hiện bọc sứ nguyên hàm nói chung và bọc sứ răng cấm nói riêng là tính thẩm mỹ, độ trắng sáng, đều tăm tắp của răng. Mão răng làm hoàn toàn bằng sứ cũng sẽ giúp hàm răng trông tự nhiên nhất có thể, giúp bạn luôn tự tin mỗi khi mỉm cười.
Bọc sứ răng cấm: Tác dụng, quy trình và cách chăm sóc 3
Bọc sứ răng cấm giúp tăng tính thẩm mỹ của răng, khắc phục răng ố vàng, nứt vỡ,...

Bọc sứ răng cấm bao nhiêu tiền?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mức giá bọc sứ răng cấm khác nhau, bạn cần cân nhắc chất liệu sứ, độ uy tín, chất lượng của cơ sở nha khoa và kinh phí cá nhân để đưa ra lựa chọn mức giá phù hợp nhất.

Nhìn chung, mức giá khi bọc sứ răng cấm sẽ dao động từ 1.500.000 – 9.000.000đ/răng tùy chất liệu và độ bền. Để biết rõ nhất mình thích hợp với loại răng sứ nào, mức giá nào là tốt nhất,… bạn nên tìm đến những địa chỉ nha khoa uy tín để bác sĩ có chuyên môn tiến hành thăm khám, tư vấn cụ thể.

Hướng dẫn chăm sóc sau khi bọc sứ răng cấm

Độ bền của răng sứ chịu tác động mạnh mẽ bởi thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng hàng ngày nên để mão răng sứ được bền lâu nhất, bạn cần lưu ý rằng:

  • Ăn những thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp, các món hầm nhừ,... sau khi tiến hành bọc sứ răng cấm, không nên ăn những đồ ăn quá cứng, dai, dẻo,… làm ảnh hưởng đến răng.
  • Hạn chế sử dụng đồ ngọt, thức uống có gas, nước ngọt, đồ uống đậm màu như trà đặc, cà phê,... vì có thể làm răng sứ bị xỉn màu, ố vàng.
  • Không ăn các loại kem lạnh, thực phẩm đông đá hoặc đồ ăn quá nóng vì khả năng dẫn đến ê buốt răng cao.
  • Không nên sử dụng chất kích thích, tránh xa rượu, bia, thuốc lá,…
  • Nên ưu tiên loại bàn chải có lông mềm để vệ sinh răng miệng 2 – 3 lần/ngày.
Bọc sứ răng cấm: Tác dụng, quy trình và cách chăm sóc 4
Nên ưu tiên các loại bàn chải lông mềm sau khi bọc sứ răng cấm

Nhìn chung, nếu răng bạn có khuyết điểm, bị tổn thương, sứt mẻ,… thì rất nên cân nhắc phương pháp bọc sứ răng cấm. Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi thực hiện bọc răng sứ, bạn cũng nên tìm hiểu thật kỹ, chọn lọc cẩn thận các cơ sở nha khoa uy tín, tránh “tiền mất tật mang”.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin