Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bỏng bô xe máy bao lâu thì khỏi? Cách chữa bỏng bô xe máy

Ngày 28/06/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bỏng bô xe máy là tình trạng bỏng nhiều người gặp phải. Khi bị bỏng cần sơ cứu đúng cách để vết bỏng mau lành, tránh làm tổn thương những vùng da xung quanh. Vậy bỏng bô xe máy bao lâu thì khỏi?

Bỏng bô xe máy bao lâu thì khỏi là thắc mắc chung của rất nhiều người, đặc biệt là người đang trong quá trình điều trị bỏng do chạm vào bô xe máy. Để giải đáp câu hỏi trên, Nhà thuốc Long Châu mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Bị bỏng bô xe máy bao lâu thì khỏi?

Muốn trả lời được câu hỏi bỏng bô xe máy bao lâu thì khỏi cần xét trên nhiều yếu tố khác nhau. Có người bị bỏng bô xe máy chỉ cần điều trị vài tuần là khỏi nhưng cũng có người cần thời gian vài tuần đến vài tháng mới có thể phục hồi. Vậy nguyên nhân do đâu? Yếu tố nào tác động đến thời gian điều trị bỏng bô xe máy?

Bỏng bô xe máy được phân loại các cấp độ bỏng khác nhau. Khi bô xe không quá nóng sẽ không gây bỏng nặng, chỉ làm da bị đỏ tấy lên. Trường hợp này thường là bỏng cấp độ 1, cần vài ngày hoặc 1 - 2 tuần để điều trị khỏi hoàn toàn, da được phục hồi nhanh chóng. 

Bỏng bô xe máy bao lâu thì khỏi? Cách chữa bỏng bô xe máy 1
Bỏng bô xe máy bao lâu thì khỏi? Phụ thuộc vào cấp độ bỏng thực tế

Tuy nhiên, trường hợp bô xe máy có nhiệt độ cao sẽ dẫn đến vết bỏng nặng hơn, làm bong lớp da trên cùng và có thể bị phồng nước sau đó. Tình trạng này là bỏng cấp độ 2. Vậy bỏng bô xe máy bao lâu thì khỏi? Khi này, thời gian điều trị và phục hồi vết bỏng lâu hơn, cần nhiều thời gian hơn để da lành lại, tái tạo lớp tế bào mới.

Bỏng da do bô xe máy nặng nhất là cấp độ 3, các tế bào da bị nhiệt độ cao phá hỏng, tác động sâu đến tận gân và dây thần kinh phía dưới da. Với trường hợp này cần nhiều thời gian hơn để điều trị vết bỏng bô. Người bị bỏng bô xe máy cấp độ 3 thường không cảm thấy quá nhiều đau đớn vì dây thần kinh đã bị tổn hại, dẫn truyền cảm giác đau kém đi. Tuy trường hợp bỏng bô xe máy nặng cấp độ 3 không thường gặp nhưng nếu bị, bạn cần sơ cứu kịp thời và đến bệnh viện ngay để được bác sĩ can thiệp xử lý, điều trị, bảo toàn mô da, dây thần kinh còn lành lặn.

Tóm lại, bỏng bô xe máy bao lâu thì khỏi? Thời gian điều trị bỏng do bô xe máy cần dựa vào nhiều yếu tố như tình trạng vết bỏng da, cơ địa người bị bỏng, đáp ứng điều trị của cơ thể, cách chăm sóc, cách sơ cứu khi mới bị bỏng bô,... Thời gian trung bình để vết bỏng bô phục hồi là khoảng 2 - 3 tuần, thực tế có thể nhanh hơn hoặc lâu hơn dựa vào những yếu tố nêu trên.

Cách chăm sóc vết bỏng bô xe máy mau lành

Sau khi giải đáp được câu hỏi bỏng bô xe máy bao lâu thì lành, bạn cũng cần biết cách chăm sóc, vệ sinh vết bỏng đúng cách để đẩy nhanh tốc độ hồi phục, vết thương nhanh lành hơn, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng vết thương.

Rửa vết thương hàng ngày

Việc đều đặn rửa vết thương bỏng bô sẽ giúp làm sạch bề mặt vết bỏng, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn gây hại đến quá trình phục hồi của vết thương. Khi vệ sinh vết bỏng bô bạn nên dùng nước muối sinh lý để rửa thật nhẹ nhàng, tránh làm trầy xước tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Không nên dùng cách chất tẩy rửa hóa học, xà phòng để rửa vết thương khi bị bỏng bô. 

Bỏng bô xe máy bao lâu thì khỏi? Cách chữa bỏng bô xe máy 2
Nên rửa vết thương bỏng bô và băng lại bằng gạc sạch mỗi ngày

Ngoài ra người bệnh cần thay băng gạc thường xuyên để đảm bảo vệ sinh cho vết bỏng bô. Sau khi tháo bỏ băng gạc cũ nên rửa lại vết bỏng trước khi dùng băng gạc mới. Mỗi ngày nên thay băng gạc và rửa vết thương 2 - 3 lần, thực hiện đều đặn đến khi mặt trên vết bỏng se lại.

Bôi kem trị bỏng đều đặn

Muốn vết bỏng bô mau lành, rút ngắn thời gian bỏng bô xe máy bao lâu thì khỏi, bạn cần dùng thêm kem bôi trị bỏng. Những loại kem đặc trị này có công dụng diệt khuẩn, bảo vệ vết thương, đồng thời kích thích lên da non nhanh hơn, tăng tốc độ phục hồi sau khi bị bỏng bô. Bạn có thể tham khảo loại kem bôi trị bỏng Panto Cream Nano Silver - kem trị bỏng được nhiều bác sĩ khuyên dùng cho bỏng cấp độ 1 và 2.

Tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ

Khi bị bỏng cấp độ 1 bạn có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà vì mức độ tổn thương da không nặng, thời gian hồi phục nhanh chóng. Ở mức độ bỏng 2 và 3, điều cần làm là đến bệnh viện kiểm tra để bác sĩ xử lý vết thương, bôi thuốc và kê đơn thuốc thích hợp. Khi được kê đơn thuốc uống hoặc thuốc bôi, bạn cần tuân thủ đúng loại thuốc, liều lượng khi uống, thời gian uống,... để tăng hiệu quả điều trị, tránh tác dụng phụ khi lạm dụng, uống sai thuốc.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Bỏng bô xe máy bao lâu thì khỏi? Bị bỏng bô xe máy cần vài ngày đến vài tuần để vết bỏng khô lại và bắt đầu quá trình tái tạo da. Trong thời gian này, người bệnh cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để thúc đẩy nhanh hơn việc tái sinh tế bào mời, chữa lành vết bỏng bô nhanh chóng. Thực đơn hàng ngày của người bị bỏng bô nên bổ sung thêm nhiều loại rau củ quả, trứng, sữa, cá, thịt gà, phô mai,... Ngoài ra nên kiêng ăn những thực phẩm như gạo nếp, hải sản, rau muống, thịt bò,...

Cách chữa bỏng bô xe máy từ thiên nhiên

Trường hợp bị bỏng bô xe máy không quá nặng, vết thương không bị bong da hoặc phồng nước bạn có thể áp dụng thêm một số cách chữa bỏng bô tại nhà như:

Chữa bỏng bô bằng lô hội: Lô hội có tính mát, giàu vitamin và khoáng chất giúp thúc đẩy da tái tạo nhanh hơn. Ngay khi vừa bị bỏng bạn dùng một lát lô hội hoặc gel lô hội đắp lên chỗ bị bỏng sẽ giảm cảm giác đau rát, tránh nổi phồng nước.

Bỏng bô xe máy bao lâu thì khỏi? Cách chữa bỏng bô xe máy 3
Lô hội giúp vết thương mau lành và giảm cảm giác đau rát

Mật ong: Đều đặn mỗi ngày dùng mật ong nguyên chất thoa lên vết bỏng cũng là phương pháp giúp vết bỏng nhanh lành hơn, tránh để lại sẹo.

Dầu dừa: Khi vết thương đang dần hồi phục bạn dùng dầu dừa thoa lên da mỗi ngày 1 - 2 lần sẽ giúp bổ sung độ ẩm cần thiết, làm da mau lành hơn.

Hy vọng qua bài viết trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn đọc có câu trả lời cho vấn đề bỏng bô xe máy bao lâu thì khỏi. Trong quá trình điều trị và phục hồi sau bỏng bô, nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường trên da, bạn cần liên hệ ngay đến bác sĩ để được hỗ trợ xử lý kịp thời, tránh viêm nhiễm nặng để lại sẹo trên da.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:bỏngTrị bỏng