Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bong gân cổ chân có tự khỏi không?

Ngày 11/03/2022
Kích thước chữ

Bong gân cổ chân là một trong những trường hợp bong gân thường gặp nhất. Thông thường, các trường hợp này không quá nghiêm trọng. Vậy bong gân cổ chân có tự khỏi không? Hãy cùng giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây.

Vùng cổ chân thường rất dễ gặp chấn thương trong thể thao hoặc sinh hoạt thường ngày. Chấn thương thường gặp nhất là bong gân cổ chân hay còn được gọi là lật sơ mi. Vậy bong gân cổ chân có tự khỏi được không?

Tình trạng bong gân cổ chân thực chất là gì?

Bong gân cổ chân là tình trạng các dây chằng xung quanh khớp cổ chân bị giãn quá mức. Tình trạng này có thể dẫn đến rách một phần hoặc toàn bộ dây chằng dưới tác động của lgây gây chấn thương. Bong gân cổ chân có thể gặp ở mọi lứa tuổi, với mức độ tổn thương từ nhẹ đến nặng khác nhau, tùy thuộc mức độ tổn thương của các dây chằng. Dựa vào tổn thương dây chằng, có thể chia khớp cổ chân thành 3 mức độ:

Bong gân cổ chân có thể gặp ở mọi lứa tuổi, với mức độ tổn thương từ nhẹ đến nặng khác nhau

Bong gân cổ chân có thể gặp ở mọi lứa tuổi

  • Mức độ 1 (nhẹ): Dây chằng ở khớp cổ chân chỉ bị kéo giãn nhẹ. Tổn thương ở mức độ vi thể trên các sợi xơ với biểu hiện sưng nề nhẹ quanh vùng khớp cổ chân bị chấn thương.
  • Mức độ 2 (trung bình): Đứt một phần dây chằng ở cổ chân. Biểu hiện sưng nề, đau nhức ở mức độ vừa phải quanh khớp cổ chân, có cảm giác mất vững vùng khớp cổ chân khi thăm khám.
  • Mức độ (nặng): Đứt hoàn toàn dây chằng liên kết các khớp ở cổ chân. Các biểu hiện sưng nề, bầm tím xuất hiện toàn bộ khớp cổ chân, khi thăm khám khớp cổ chân mất vững rõ.

Bong gân cổ chân là một chấn thương rất thường gặp. Bong gân có thể xuất hiện khi cổ chân bị xoắn vặn đột ngột, thường gặp trong các tình huống chấn thương như đi bộ hoặc tập thể thao trên nền đất mấp mô, hay ngã cao bàn chân tiếp đất. Đối với người hay tập luyện các môn thể thao như chạy bộ đường dài, chơi bóng rổ, quần vợt, bóng đá,... thì bong gân thường gặp ở động tác cắt hoặc lăn và xoắn chân. Ngoài ra, bong gân cổ chân còn gặp ở tai nạn giao thông, tai nạn lao động,... 

Bong gân cổ chân có tự khỏi không?

Phần lớn các trường hợp bong gân cổ chân thường chỉ ở mức độ nhẹ. Do đó, người bệnh có thể tự điều trị hoặc tự chăm sóc tại nhà bằng cách chườm đá, nghỉ ngơi và lưu ý là phải hạn chế đi lại và vận động. Chườm đá sẽ giúp thuyên giảm tình trạng đau, sưng do bong gân gây nên. Còn việc nghỉ ngơi sẽ tạo điều kiện cho các dây chằng tự hồi phục.

Đối với các trường hợp bong gân nhẹ thì dây chằng có thể tự hồi phục với những phương pháp chăm sóc tại nhà

Trường hợp bong gân nhẹ thì dây chằng có thể tự hồi phục khi chăm sóc tại nhà

Như vậy, đối với các trường hợp bong gân nhẹ thì dây chằng có thể tự lành. Nhưng người bệnh phải biết cách chăm sóc cổ chân hợp lý. Phải hạn chế tối đa các hoạt động, di chuyển và chườm đá một ngày khoảng 3-4 lần để các dây chằng bị tổn thương có điều kiện hồi phục lý tưởng. Nếu người bệnh thờ ơ, bỏ mặc, không quan tâm đến chấn thương mà vẫn hoạt động bình thường sẽ làm cho chấn thương nặng thêm. Lúc đó, người bệnh phải cần điều trị y tế để hồi phục chấn thương.

Còn đối với tình trạng bong gân cổ chân ở mức độ vừa và nặng thì người bệnh bắt buộc phải đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời. Ở mức độ bong gân vừa và nặng, nếu người bệnh điều trị y tế muộn hoặc tự chữa không đúng cách (thường là tự đắp lá,  chữa theo dân gian) sẽ dẫn đến tình trạng bong gân cổ chân mãn tính. Khi đó, các triệu chứng như sưng, đau sẽ kéo dài dai dẳng ở khớp cổ chân, khớp lỏng. Đồng thời chấn thương dễ tái phát, ảnh hưởng lớn đến lao động, sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống.

Bị bong gân cổ chân thì phải làm sao?

Băng ép nhẹ xung quanh khớp cổ chân có tác dụng giảm sưng viêm

Băng ép nhẹ xung quanh khớp cổ chân có tác dụng giảm sưng viêm

Đối với trường hợp bong gân nhe,̣ bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà bằng các cách sau càng sớm càng tốt:

  • Nghỉ ngơi, không đi lại hay vận động ở chân bị chấn thương.
  • Chườm đá tại vị trí sưng nề, mỗi lần chườm 20 - 30 phút, mỗi ngày chườm 3 - 4 lần. Lưu ý, không đặt đá trực tiếp lên da mà hãy bọc túi đá chườm qua lớp khăn hoặc dùng túi chườm chuyên dụng.
  • Băng chun: Băng ép nhẹ xung quanh khớp cổ chân hoặc dùng thanh nẹp để cố định cổ chân lại. Cổ chân cần được nghỉ ngơi do đó bạn nên dùng nạng khi di chuyển để ngăn ngừa chấn thương nặng thêm. 
  • Kê cao chân: Trong vòng 48 giờ đầu nên kê chân cao hơn tim để giảm sưng, ngừa viêm.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, ngừa viêm, giảm phù nề như: Ibuprofen, alphachoay,...

Những sai lầm thường gặp khi điều trị bong gân

Dùng rượu hay cao nóng xoa vào nơi bị bong gân là sai lầm nghiêm trọng. Nghiêm cấm sử dụng các chất gây nóng tác động tại chỗ đối với các tổn thương dây chằng.

Bởi vì những chất này sẽ làm chảy máu mạnh hơn trong khi tổn thương bong gân cổ chân cần dùng các thuốc gây lạnh, làm giảm đau tại chỗ. Tuyệt đối không được xoa dầu nóng, rượu, cao xoa vào nơi dây chằng tổn thương vì có thể dẫn đến biến chứng teo cơ, cứng khớp, viêm khớp sau này.

Dù đa số các trường hợp bong gân cổ chân thường không quá nghiêm trọng, nhưng người bệnh cũng không được chủ quan. Nếu điều trị không kịp thời hay không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp sau này. 

Qua bài viết trên, thắc mắc "Bong gân cổ chân có tự khỏi không?" đã được giải đáp một cách chi tiết nhất. Hy vọng những thông tin bài viết mang đến hữu ích đối với bạn.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.