Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
"Bị bong gân cổ chân có cần bó bột không?" là thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi gặp phải tình trạng này. Để giải đáp lo lắng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về bong gân cổ chân qua bài viết sau đây.
Bong gân cổ chân là tình trạng dây chằng bị tổn thương. Chấn thương thường gặp ở những người thường xuyên lao động chân tay hoặc xảy ra trong lúc tập luyện thể thao. Tuy nhiên, ngay tại thời điểm chấn thương chỉ xuất hiệu triệu chứng đau nên nhiều người còn chủ quan, xem nhẹ. Tuy vậy, nếu xử lý không đúng cách làm cho cấn thương nặng thêm thì người bệnh phải được can thiệp bằng các biện pháp y tế. Vậy bị bong gân cổ chân có cần bó bột không?
Bong gân cổ chân là tình trạng dây chằng khớp cổ chân bị giãn hoặc bị rách do chấn thương. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, bất kỳ đối tượng nào.Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà bong gân cổ chân được phân thành 3 cấp độ như sau:
Bong gân cổ chân cấp độ 3 là nguy hiểm nhất. Bởi vì tình trạng này nếu để lâu hoặc điều trị không đúng như đắp lá hay tự chữa theo mẹo dân gian thì rất dễ dẫn đến tình trạng bong gân mãn tính. Việc này dẫn đến các triệu chứng như sưng đau khớp cổ chân dai dẳng, lỏng khớp, tăng nguy cơ tái chấn thương. Từ đó ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Tùy thuộc vào tình trạng cổ chân bị bong gân nhẹ hay nặng mà người bệnh có thể áp dụng các phương pháp chăm sóc tại nhà hoặc điều trị tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan trong cách xử lý, sơ cứu ngay khi gặp chấn thương.
Thông thường, bong gân cổ chân nhẹ có thể tự khỏi nếu áp dụng đúng các biện pháp chăm sóc tại nhà sau đây:
Đối với những trường hợp bong gân nặng, nếu không cử động được khớp khớp, dây chằng khớp bị đứt hoàn toàn hoặc bong điểm bám làm cho khớp lỏng lẻo sẽ kéo theo nhiều biến chứng. Nếu bị sốt hoặc các triệu chứng sưng đau không cải thiện sau khoảng 3-7 ngày, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tìm ra hướng điều trị kịp thời, phù hợp. Bởi vì nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến cứng khớp, viêm khớp và đau khớp dai dẳng.
Đối với tổn thương dây chằng gây bong gân thì biện pháp điều trị bảo tồn là chủ yếu. Quan trọng nhất là cần thực hiện bất động khớp cổ chân bị tổn thương đủ thời gian để dây chằng phục hồi trở lại. Có thể bất động bằng cách dùng nẹp y tế hay dùng băng chun ép nhưng tốt nhất là bất động bằng đắp bột, đặc biệt là đối với trường hợp bong gân nặng, mới đảm bảo được bất động tuyệt đối.
Trong trường hợp bong gân cổ chân nghiêm trọng, bạn có thể cần phải bó bột để cố định vùng cổ chân bị chấn thương.
Thời gian cần bất động thông thường là 4 tuần, nhưng với người cao tuổi thì thời gian có thể lâu hơn một chút. Sau đó, người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng và sau 8 tuần thì có thể chơi thể thao, hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp nhẹ, thì sử dụng hỗ trợ chức năng và liệu pháp tập thể dục được ưu tiên hơn phương pháp bất động.
Ngọc Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...