Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bụi mịn PM2.5 luôn được đánh giá là gây ra nhiều nguy hiểm đến sức khỏe của con người. Vậy bụi mịn PM2.5 là gì, cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Tình trạng ô nhiễm không khí luôn là vấn đề vô cùng nhức nhối. Chúng gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của con người. Và một trong những tác nhân chính dẫn đến tình trạng trên chính là bụi mịn. Vậy thì bụi mịn PM2.5 là gì?
Theo định nghĩa của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, bụi mịn (hay còn được gọi tắt với cụm từ PM - Particulate Matter) là tên chỉ chung cho những phân tử vô cơ hoặc là hữu cơ lơ lửng trong không khí. Chúng thường có nguồn gốc từ bụi, đất, bồ hóng, và chủ yếu phân tán ra môi trường từ khói thông qua việc đốt cháy các loại nhiên liệu hữu cơ trong công nghiệp hoặc phương tiện giao thông.
Kích thước của các hạt bụi mịn trong không khí vô cùng đa dạng. Từ những hạt có thể nhìn được bằng mắt thường cho đến những phân tử nhỏ tới mức gần như vô hình. Kích thước của các hạt bụi mịn được ghi sau ký tự PM, và đơn vị tính là µm (micromet).
Tùy theo kích thước, có thể phân thành 3 loại bụi mịn phổ biến như sau:
Trong đó bụi mịn PM2.5 được nhiều người cảnh báo về sự nguy hiểm nhất bởi chúng có khả năng thâm nhập vào đường máu thông qua quá trình hít thở. Ngoài ra, một số phân tử bụi còn mang theo độc tính gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể.
Kích thước của bụi mịn PM2.5
Trong tự nhiên bụi mịn có thể được sinh ra phần lớn từ khói núi lửa, các vụ cháy rừng, bụi sa mạc, những cơn bão cát, lốc xoáy hay là từ những chất thải sinh vật như là phấn hoa, bào tử nấm, nước thải côn trùng,…
Bên cạnh nguyên nhân tự nhiên, tác động của con người cũng sẽ góp phần tăng thêm bụi mịn đáng kể. Cụ thể, khí thải xe tải, xe máy, xe buýt, ô tô, xe tải và các nhà máy,… hay các hoạt động sinh hoạt hằng ngày như đốt than, xây dựng, bụi đường phố,... cũng chính là những nguyên nhân khiến cho bụi mịn tăng lên nhanh chóng trong không khí.
Một điều nữa cần lưu ý đó là không chỉ những hoạt động ngoài trời mới sinh ra bụi mịn mà ngay cả nấu ăn như xào, chiên, nướng thịt, hút thuốc hay đốt nến,… đều có thể tạo ra một số lượng khá lớp bụi mịn ngay chính trong ngôi nhà mà bạn sinh sống.
Phương tiện giao thông là một trong những nguyên nhân gây ra bụi mịn
Chỉ số PM2.5 (μg/m3) | Chỉ số chất lượng không khí (AQI) | Mức độ an toàn | Tác động tới sức khỏe | Biện pháp phòng ngừa |
0 - 12.0 | 0 - 50 | Tốt | Hầu như chưa có tác động gì. | Không. |
12.1 - 35.4 | 51 - 100 | Trung bình | Có thể gặp một vài triệu chứng hô hấp trên những người nhạy cảm. | Những người nhạy cảm nên giảm bớt những hoạt động gắng sức hoặc kéo dài. |
35.5 - 55.4 | 101 - 150 | Không tốt cho các nhóm người nhạy cảm | Tăng tỷ lệ mắc phải các chứng bệnh hô hấp ở những người nhạy cảm; bên cạnh đó là làm nặng thêm tình trạng bệnh tim và bệnh phổi, tăng nguy cơ tử vong sớm ở những người mắc nhóm bệnh này. | Những người có tiền sử mắc bệnh đường hô hấp, bệnh tim hoặc người già và trẻ em cần hạn chế các hoạt động phải gắng sức hoặc kéo dài. |
55.5 - 150.4 | 151 - 200
| Không tốt cho sức khỏe | Có khả năng làm nặng thêm hoặc tăng nguy cơ tử vong sớm ở nhóm người mắc bệnh tim phổi và người già, gây ảnh hưởng xấu tới hệ hô hấp của mọi người nói chung. | Hạn chế các hoạt động gắng sức khéo dài và có những biện pháp che chắn bảo vệ sức khỏe. |
150.5 - 250.4 | 201 - 300
| Rất không tốt cho sức khỏe | Làm nặng thêm đáng kể và tăng cao nguy cơ tử vong của người già, trẻ em và đối tượng có bệnh về tim mạch.
| Nên tránh những hoạt động ngoài trời và có biện phạm che chắn khi hoạt động, hạn chế gắng sức kéo dài.
|
250.5 - 500.4 | 301 - 500 | Nguy hiểm | Làm nặng thêm và tăng rất cao nguy cơ tử vong của những người mắc bệnh tim mạch. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường hô hấp. | Những đối tượng nguy cơ không nên ra ngoài trời, bắt buộc phải dùng biện pháp che chắn đặc biệt (như khẩu trang chống bụi mịn) khi đi ra ngoài. |
Phân loại chỉ số ô nhiễm không dựa trên lượng bụi mịn
Việc tiếp xúc một thời gian dài với không khí có chất lượng tệ, chứa hàm lượng bụi mịn cao sẽ dễ gây ra những bệnh liên quan đến hệ hô hấp như là viêm phế quản mãn tính, suy giảm chức năng của phổi, hen suyễn, thậm chí nghiêm trọng hơn là ung thư phổi.
Bên cạnh hệ hô hấp thì bụi mịn cũng gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác. Có thể kể đến là hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ sinh sản. Sở dĩ là do việc tiếp xúc quá lâu với bụi mịn khiến cho các quá trình chuyển hoá trong cơ thể bị rối loạn, dễ sinh ra bệnh.
Trong quá trình tiếp xúc với bụi mịn, cơ thể sản sinh ra các gốc tự do, và đây chính là tác nhân tấn công đến các tế bào và thậm chí là ADN. Từ đó dẫn đến nguy cơ bị đột biến sẽ tăng lên, dễ hình thành các khối u ung thư.
Những tác hại của bụi mịn
Để bảo vệ bản thân trước tác động của bụi mịn thì bên cạnh việc chủ động che chắn, chúng ta cũng cần phải có những biện pháp, hành động nhằm giảm tối thiểu các hoạt động sản sinh bụi mịn, cụ thể như:
Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường để phòng chống bụi mịn
Qua bài này của chúng tôi chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi: Bụi mịn PM2.5 là gì rồi chứ. Hãy chủ động bảo vệ bản thân mình khỏi những tác nhân gây hại như trên nhé!
Xem thêm: Tiêu chí chọn khẩu trang trẻ em chất lượng
Thảo My
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.