Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cá là thực phẩm giàu dưỡng chất và tốt cho sức khỏe. Vì thế, nhiều người lựa chọn cá cho các bữa ăn của mình. Tuy nhiên, cá nói riêng và hải sản nói chung thường khó bảo quản, dẫn đến trường hợp mua trúng cá ươn. Vậy, cá ươn có ăn được không và có những cách nào để phân biệt cá tươi và cá ươn?
Cá là thực phẩm không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, do tính chất khó bảo quản khiến cá dễ bị ươn. Có rất nhiều người dù biết cá bị ươn nhưng vẫn lựa chọn ăn chúng. Thực chất, hành động này có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người.
Để đảm bảo tất cả các loại thực phẩm từ cá đáp ứng yêu cầu về chất lượng, sự tươi ngon là điều hết sức cần thiết. Sự tươi ngon không chỉ đánh giá chất lượng của cá mà còn đảm bảo ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra.
Thông thường, cá sống và cá vừa được đánh bắt sẽ không chứa vi khuẩn. Tuy nhiên, một khi cá chết, vì hệ thống miễn dịch không còn hoạt động nên vi khuẩn tự do phát triển tự nhiên. Đặc biệt, cá biển có nguy cơ ươn nhiều hơn.
Trong quá trình phân hủy, các axit hữu cơ được tạo thành có thể gây ra mùi hôi và làm thay đổi màu sắc cũng như thành phần đạm histidine. Chất đạm này sẽ bắt đầu chuyển hóa thành histamin - một axit amin độc hại.
Khi vi khuẩn phát triển mạnh, hàm lượng histamin trong thịt cá cũng tăng lên và sau đó tích tụ lại. Histamin là một chất rất nguy hiểm vì nó có khả năng chịu nhiệt. Chất vẫn có khả năng gây độc ngay cả khi cá đã được nấu chín.
Chính vì vậy, bạn không nên ăn cá ươn. Việc tiêu thụ cá ươn có khả năng gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe của con người.
Bên cạnh việc không nên ăn cá ươn, không phải bộ phận nào của cá cũng có thể ăn được. Bạn cần hiểu rõ một số bộ phận không ăn được của cá để loại bỏ hoàn toàn chúng. Việc ăn phải những bộ phận này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn.
Các bộ phận của cá mà con người không nên tiêu thụ có thể kể đến như:
Khi ăn cá, không nên tiêu thụ ruột cá. Bởi đây là một bộ phận cực kỳ dễ bị nhiễm độc. Được biết, cá là loài ăn tạp. Do đó, chúng dễ bị nhiễm các chất độc từ kim loại nặng, vi sinh vật sống dưới nước hay thậm chí là ký sinh trùng bao gồm trứng giun, trứng sán, ký sinh trùng giun xoắn. Nếu quá trình chế biến cá không đảm bảo, các chất độc có thể nhiễm trực tiếp và làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Màng cá cũng là một trong các bộ phận không nên ăn. Bởi chúng không đem lại chất dinh dưỡng gì mà chứa rất nhiều chất độc. Trong tiến trình trao đổi chất xảy ra bên trong cá, chất thải cùng kìm loại nặng tập trung chủ yếu trong thận, gan, màng và cuối cùng là cơ.
Ngoài ra, bộ phận mật của cá cũng không nên ăn. Cơ quan y tế đã khuyến cáo khi ghi nhận rất nhiều ca bị ngộ độc vì mật cá. Nhiều người có quan niệm rằng mật cá cực kỳ tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, thực tế câu trả lời là hoàn toàn ngược lại.
Hiện nay trên thế giới chưa có một bằng chứng khoa học nào có thể chứng minh rằng mật cá mang công dụng chữa bệnh tật. Mật cá chứa hàm lượng lớn tetrodotoxin gây ức chế hệ thần kinh, dẫn đến tử vong. Do đó, trong quá trình chế biến cá, bạn không nên để vỡ mật cá, điều này có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng của cá. Thêm một điều cần lưu ý rằng bất kể cá to hay nhỏ đều nên được bỏ túi mật.
Thịt cá sẽ trở nên tanh hơn nếu bạn giữ lại lớp màng đen ở vị trí bụng cá. Thành phần chính của lớp màng đen thực chất là chất béo, lysozyme và bao gồm cả những vi khuẩn độc hại. Vì thế, cần loại bỏ lớp màng đen bởi chúng cũng không chứa quá nhiều chất dinh dưỡng giá trị.
Để tránh tình trạng ăn phải cá ươn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên bỏ túi cho mình một vài mẹo vặt để có thể phân biệt được cá tươi và cá ươn.
Một số tiêu chí để phân biệt cá tươi và cá ươn có thể kể đến như:
Những con cá tươi sẽ có mắt lồi trông trong veo, phần giác mạc trong suốt và có độ đàn hồi. Bạn có thể thấy rõ con ngươi bên trong của cá.
Mặt khác, con cá ươn sẽ có mắt bị mờ, xỉn màu hay màu trắng đục. Mắt cá chính là bộ phận giúp bạn phân biệt được rõ ràng nhất. Do đó, hãy chú ý nhiều đến bộ phận này khi đi mua cá.
Thịt cá tươi có độ rắn chắc nhất định. Đương nhiên, việc này còn phụ thuộc vào loại cá. Nếu thường xuyên tiếp xúc, bạn sẽ biết được độ rắn chắc của các loài cá khi tươi. Ngoài ra, độ đàn hồi của cá tươi cũng rất tốt, phần thịt có màu đỏ tươi. Khi chạm vào cá tươi, vết ấn của ngón tay sẽ không lưu lại trên thịt. Mặt khác, cá ươn sẽ có cảm giác nhão khi chạm vào. Màu của cá ươn cũng thâm đen hơn so với cá tươi.
Đuôi của cá tươi cứng, chắc trong khi cá ươn thì ngược lại.
Mang của cá cũng là một trong các bộ phận có thể giúp bạn phân biệt được cá có tươi và cá ươn. Thông qua cách quan sát mang cá có màu đỏ hồng hay xám nâu hoặc cá để lại nhiều chất nhờn cùng mùi hôi khó chịu hay không.
Trong khi vảy của cá tươi có màu sắc tươi sáng, bám chắc vào thân của cá thì cá ươn có màu tái nhợt và cực kỳ dễ bị bong tróc.
Bụng của những con cá tươi sống sẽ có màu sắc sáng bóng. Chúng không bị trương lên và phần lỗ hậu môn cũng sẽ thắt chặt. Mặt khác, lỗ hậu môn của các con cá ươn có màu vàng nâu.
Cá tươi sở hữu mùi hương tự nhiên từ sông hoặc biển. Đối với cá sống, đường tiêu hóa chứa enzyme. Khi chết, các enzyme này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, thành dạ dày làm thịt cá dần hỏng. Do đó, cá ươn sẽ có mùi tương tự amoniac hay thậm chí tanh quá mức khiến bạn cảm nhận rằng cá không còn tươi.
Có rất nhiều cách để phân biệt một con cá có bị ươn hay không. Biết thêm nhiều mẹo vặt có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như các thành viên trong gia đình. Tuyệt đối không sử dụng cá ươn khi biết rằng chúng không còn tươi.
Hy vọng với những thông tin cung cấp trên sẽ giải đáp được thắc mắc cá ươn có ăn được không của rất nhiều bạn. Việc tiêu thụ cá ươn không những không cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng mà còn có thể gây ra các vấn đề tiêu cực cho sức khỏe của con người. Do đó, hạn chế hết mức việc ăn cá ươn và phải có biện pháp xử lý sau khi ăn trúng phải loại cá này.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.