Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Bệnh thường gặp/
  4. Giun xoắn

Ký sinh trùng giun xoắn (Trichinella spiralis): Triệu chứng, phương pháp điều trị và phòng ngừa hiện nay

Bác sĩNguyễn Thị Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ tốt nghiệp từ Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dinh dưỡng và Y học Dự phòng. Bác sĩ từng là giảng viên tại Trường Đại học Y tế Công cộng và cũng có kinh nghiệm thực tiễn chuyên sâu trong lĩnh vực tiêm chủng.

Xem thêm thông tin

Giun xoắn có tên gọi khoa học là giun Trichinella spiralis, là loại ký sinh trùng gây bệnh ở người nếu nhiễm phải. Người bị nhiễm giun xoắn tình cờ ăn thức ăn có chứa ấu trùng loài Trichinella chưa được nấu chín kỹ hoặc thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn. Thông thường, những người nhiễm bệnh sẽ không có biểu hiện triệu chứng mặc dù phơi nhiễm nặng, nhưng có thể sẽ biểu hiện triệu chứng khác nhau ở mỗi người.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung giun xoắn

Nhiễm giun xoắn là gì?

Hiện nay có khoảng 9 nhóm và 13 kiểu gen được phát hiện ở giun. Trichinella đang tồn tại và được mô tả phân loại dựa trên các dữ liệu di truyền, sinh học và sinh hoá như Trichinella spiralis, Trichinella nativa, Trichinella britovi, Trichinella pseudospiralis, Trichinella murrelli, Trichinella nelsoni, Trichinella papuae, Trichinella zimbabwensis và Trichinella patagoniensis. Trong đó, phân loại Trichinella spiralis là loại có mức độ phân bố tương đối rộng rãi và mức độ lây nhiễm cao.

Giun xoắn - Trichinella spiralis phổ biến ở Mexico, Bắc bán cầu, Nam Á, châu Phi và Trung Đông. Loài này cũng được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới khác. Chúng có phạm vi ký chủ cực kỳ rộng, hầu hết các loài động vật có vú đều có thể bị nhiễm.

Người nhiễm ký sinh trùng giun xoắn Trichinella là người ăn phải thịt các động vật như lợn, các loài gặm nhấm, động vật hoang dã như nai, gấu, lợn rừng,... mà chưa được nấu chín kỹ. Các ấu trùng sẽ xâm nhập vào niêm mạc của ruột non và trưởng thành sau khoảng 4 tuần.

Giun ký sinh ở những vị trí nhóm cơ hoạt động chuyển hóa tích cực như lưỡi, cơ hoành, cơ nhai, cơ liên sườn, cơ thanh quản, cơ vùng gáy, cơ ngực, cơ delta, cơ mông, bắp tay và các cơ cẳng chân. Còn khi ký sinh ở các vị trí như cơ tim, não thì các ấu trùng sẽ sớm tan ra, gây ra hiện tượng viêm dữ dội và sau đó được tái hấp thu.

Triệu chứng giun xoắn

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm giun xoắn

Những người bị nhiễm giun xoắn Trichinella có mức độ biểu hiện nặng nhẹ khác nhau thông qua cường độ và tần suất nhiễm ấu trùng giun xoắn. Độ lây nhiễm được phân loại như sau:

  • Nhẹ: Người bệnh ăn phải 1 - 10 ấu trùng.
  • Vừa: Người bệnh ăn phải 50 - 500 ấu trùng.
  • Nặng: Người bệnh ăn phải > 1000 ấu trùng.

Người nhiễm giun xoắn có thể tiến triển bệnh từ giai đoạn ở ruột đến giai đoạn ngoài ruột và đến giai đoạn hồi phục.

Giai đoạn ở ruột

Thường gây ra các triệu chứng bệnh vào tuần đầu, có thể bao gồm:

  • Tiêu chảy hoặc táo bón, chán ăn và yếu người dần dần có thể xảy ra.
  • Viêm ruột nặng nếu nhiễm phải một số lượng lớn ấu trùng giun xoắn.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Khó thở khi gắng sức.
  • Đau cơ là triệu chứng thường gặp, chủ yếu ở vùng bụng giữa, mặt (cơ cắn) và ngực (cơ liên sườn).
Ký sinh trùng giun xoắn (Trichinella spiralis): Triệu chứng, phương pháp điều trị và phòng ngừa hiện nay 4
Đau cơ là một triệu chứng thường gặp ở người nhiễm ký sinh trùng giun xoắn

Giai đoạn ở ngoài ruột

Giai đoạn này sẽ tương ứng với sự di chuyển của ấu trùng từ ruột đến hệ tuần hoàn và cuối cùng đến các cơ vân. Thời gian từ vài tuần đến vài tháng. Biểu hiện có thể bao gồm:

  • Sốt cao.
  • Đau cơ nặng và yếu cơ gặp ở đa số người bệnh với tỷ lệ khoảng hơn 80%.
  • Phù quanh hốc mắt.
  • Phát ban dạng dát hoặc chấm xuất huyết.
  • Xuất huyết từng mảng dưới móng tay.
  • Hệ thần kinh trung ương: Đau đầu, viêm màng não, mê sảng, điếc, rối loạn thị giác, yếu cơ vận nhãn,... Tỷ lệ khoảng 10 - 24%, tỷ lệ tử vong cao khoảng 50%.
  • Hệ tim mạch: Xảy ra ở khoảng tuần thứ 4 đến tuần thứ 8, gồm tăng huyết áp, tăng áp lực tĩnh mạch, phù ngoại biên. Tử vong có thể do suy tim sung huyết và/hoặc rối loạn nhịp tim.
  • Hệ hô hấp: Khoảng 33% người nhiễm giun xoắn với triệu chứng như khó thở, ho, khàn giọng.

Giai đoạn phục hồi

Tương ứng với hiện tượng đóng kén và tái tạo, có thể tồn tại nhiều tháng đến nhiều năm sau khi nhiễm ký sinh trùng. Dẫn đến việc cơ thể người nhiễm có thể bị suy mòn, phù nề, người yếu, dễ mệt, đau cơ và sụt cân.

Biến chứng có thể gặp khi nhiễm giun xoắn

Người nhiễm giun xoắn nặng có thể gặp các biến chứng nguy hiểm và thậm chí là tử vong, như:

  • Tim mạch: Viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim sung huyết.
  • Thần kinh: Viêm màng não, viêm não.
  • Hô hấp: Hiếm gặp hơn, có thể do ấu trùng di chuyển trực tiếp đến nhu mô phổi, viêm các cơ hô hấp, viêm phổi thứ phát hay là hậu quả của tình trạng suy tim sung huyết.
  • Thận: Gây tiểu máu, protein trong nước tiểu, suy thận.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh khi nhiễm phải ấu trùng giun xoắn, tuỳ theo cường độ và tần suất nhiễm ấu trùng mà có biểu hiện triệu chứng ra ngoài hay không. Nếu bạn gặp phải vấn đề về tiêu hoá hoặc đau cơ, sưng tấy khoảng một tuần sau khi ăn thịt lợn hay thịt động vật hoang dã thì hãy đến ngay các cơ sở uy tín để được thăm khám và tư vấn tốt nhất.

Nguyên nhân giun xoắn

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm giun xoắn

Giun xoắn không lây trực tiếp từ người này sang người khác. Giun xoắn có khả năng lây nhiễm trên nhiều loại động vật có vú bao gồm lợn, ngựa, bò sát nhưng chỉ gây bệnh ở người.

Người bị nhiễm bệnh giun xoắn là do ăn phải thịt lợn, thịt ngựa, thịt bò sát bị nhiễm ấu trùng giun xoắn nhưng không được nấu chín hoặc không đúng cách.

Ký sinh trùng giun xoắn (Trichinella spiralis): Triệu chứng, phương pháp điều trị và phòng ngừa hiện nay 5
Ăn thịt không được nấu chín đúng cách là một trong những nguyên nhân nhiễm giun xoắn
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh giun xoắn

Nhiễm giun xoắn bao lâu thì sẽ khỏi?

Bệnh giun xoắn thường diễn biến lành tính và tự giới hạn. Sự hồi phục hoàn toàn của người bệnh trong vòng 2 tháng đến 6 tháng sau khi bị phơi nhiễm là điều được mong đợi. Tuy nhiên không thể chủ quan, một số trường hợp có thể nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân nhiễm giun xoắn là do đâu?

Phải làm gì để phòng ngừa nhiễm giun xoắn?

Nếu lỡ ăn phải thịt không chất lượng hoặc thịt chưa nấu chín kỹ thì cần phải làm gì để phòng ngừa nhiễm giun xoắn?

Phụ nữ mang thai nhiễm giun xoắn nên được điều trị thế nào?

Hỏi đáp (0 bình luận)