Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Các bác sĩ sẽ thực hiện trám răng bằng chất liệu gì?

Ngày 19/04/2024
Kích thước chữ

Trám răng là một kỹ thuật nha khoa được thực hiện phổ biến nhằm điều trị các vấn đề về răng miệng. Vậy, bạn đã biết trám răng là như thế nào hay chưa? Các bác sĩ sẽ thực hiện trám răng bằng chất liệu gì?

Tìm hiểu một số thông tin về kỹ thuật trám răng sẽ giúp người bệnh tự tin, chủ động hơn trong suốt quy trình thực hiện trám răng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bạn đọc lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi “Thực hiện trám răng bằng chất liệu gì?” và một số thông tin liên quan, mời bạn đọc chú ý theo dõi.

Kỹ thuật trám răng là gì? Thực hiện trám răng bằng chất liệu gì?

Trám răng, hay còn gọi là hàn răng chính là một kỹ thuật sử dụng các vật liệu nhân tạo để lấp vào phần mô răng bị thiếu do sứt mẻ, sâu răng nhằm khôi phục hình dáng ban đầu của răng. Đồng thời, kỹ thuật này cũng đảm bảo cho chức năng nhai và tính thẩm mỹ của hàm răng.

Trước khi thực hiện trám răng, các bác sĩ sẽ loại bỏ phần răng bị tổn thương, làm sạch các vùng da bị ảnh hưởng và trám đầy răng bằng các vật dụng trám chuyên dụng trong nha khoa.

Vậy, các bác sĩ sẽ thực hiện trám răng bằng chất liệu gì? Hiện nay, các vật liệu được sử dụng để trám răng rất đa dạng, nhiều loại khác nhau như nhựa composite - vật liệu trám có màu giống màu răng tự nhiên, vàng, sứ hoặc amalgam - hợp kim của các chất bạc, đồng, thủy ngân, thiếc và kẽm.

Các bác sĩ sẽ thực hiện trám răng bằng chất liệu gì?1
Trám răng là kỹ thuật giúp sửa chữa những răng bị hỏng do sâu răng, sứt mẻ

Trám răng có gây đau đớn không? Khi nào cần thực hiện trám răng?

Kỹ thuật trám răng sâu hoàn toàn không gây đau đớn bởi trước khi thực hiện, các bác sĩ sẽ gây tê cho người bệnh. Tuy nhiên, sau khi thuốc tê đã hết tác dụng, người bệnh có thể cảm thấy ê buốt nhẹ. Thế nhưng, người bệnh hoàn toàn không cần phải lo lắng bởi cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất. Ngoài ra, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, bạn sẽ cần thực hiện trám răng.

  • Sâu răng: Bệnh sâu răng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho người bệnh cần thực hiện trám răng. Bởi, khi răng bị sâu, các vi khuẩn sẽ tấn công vào bề mặt răng, làm cho răng bị mất dần các chất khoáng và hư hỏng. Thực hiện trám răng sẽ giúp bịt kín lỗ sâu, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập, từ đó, loại bỏ hoàn toàn tình trạng sâu răng, ngăn không cho sâu răng quay lại.
  • Mẻ răng: Răng có thể bị mẻ do người bệnh gặp chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn, ngã,... Nếu răng bị mẻ một phần nhỏ, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh trám răng nhằm khôi phục lại cấu trúc cũng như các chức năng của răng.
  • Răng thưa: Kích thước răng không đồng đều do thói quen nhai không đúng cách sẽ gây ra tình trạng răng thưa. Kỹ thuật trám răng sẽ giúp cải thiện tình trạng này bằng cách điều chỉnh và lấp đầy khoảng trống giữa các răng. Tạo cho hàm răng cảm giác đều và đẹp hơn. Tuy nhiên, phương pháp trám răng thưa sẽ được chỉ định cho trường hợp răng thưa khoảng 2mm. Nếu khoảng cách giữa các răng của người bệnh lớn hơn thì trám răng có thể sẽ làm hàm răng trông mất cân đối. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp khác như bọc răng sứ hoặc đeo niềng răng.
  • Thay miếng trám cũ: Trong trường hợp người bệnh đã có miếng trám và miếng trám này đã cũ, bị mòn, hỏng hoặc không còn bám chặt vào răng thì sẽ cần thay miếng trám răng mới.

Trám răng là kỹ thuật khá đơn giản và không gây ra cảm giác đau đớn hay khó chịu. Để biết chính xác cụ thể tình trạng bệnh của mình có cần phải trám răng hay không, người bệnh vẫn nên thực hiện thăm khám tại các cơ sở y tế, nha khoa uy tín để được các bác sĩ tư vấn chính xác.

Các bác sĩ sẽ thực hiện trám răng bằng chất liệu gì?2
Có rất nhiều trường hợp khác nhau cần thực hiện trám răng

Những lưu ý sau khi thực hiện trám răng

Ghi nhớ một số điều quan trọng sau khi trám răng sẽ giúp cho miếng trám bền hơn, hạn chế các vấn đề về răng miệng. Cụ thể:

  • Tránh ăn, nhai mạnh ngay sau khi trám: Sau khi trám răng, ít nhất trong khoảng 2 giờ đồng hồ bạn nên hạn chế việc ăn, nhai mạnh để các vật liệu trám có thời gian cứng lại.
  • Hạn chế ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh: Bạn cũng nên tránh ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh trong vài giờ đầu sau khi trám răng. Bởi, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể gây ảnh hưởng đến vật liệu trám và tạo ra cảm giác khó chịu.
  • Không ăn các thức ăn quá cứng: Hạn chế nhai các loại thức ăn cứng trong vài ngày sau khi thực hiện trám răng. Mục đích của việc này chính là giúp giảm áp lực lên miếng trám, tránh làm vỡ miếng trám.
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn, đồ uống nhiều phẩm màu: Sau khi thực hiện trám răng, bạn cũng cần hạn chế, tránh ăn các loại thực phẩm có thể làm cho răng bị ố vàng như trà, cà phê, rượu vang hay thuốc lá. Tránh để miếng trám bị đổi màu gây mất thẩm mỹ.
  • Vệ sinh răng miệng: Chăm sóc răng miệng đúng cách luôn là việc quan trọng. Hãy đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp sử dụng thêm tăm nước, chỉ nha khoa, nước súc miệng,... để đạt hiệu quả làm sạch một cách tối ưu. Hãy lưu ý, đánh răng với bàn chải lông mềm để không ảnh hưởng đến miếng trám răng.

Cuối cùng và quan trọng nhất, để bảo vệ cho sức khỏe chung của cả khoang miệng, hãy đi thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần. Thực hiện thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn có thể phát hiện sớm các bệnh răng miệng, đồng thời duy trì cho miếng trám duy trì được hiệu quả trong thời gian dài.

Các bác sĩ sẽ thực hiện trám răng bằng chất liệu gì?3
Ghi nhớ một số lưu ý để duy trì độ bền của miếng trám

Hy vọng những thông tin được đề cập trong bài viết sẽ giúp cho bạn đọc hiểu hơn nhiều điều bổ ích về phương pháp trám răng. Để duy trì răng miệng khỏe mạnh, hãy vệ sinh miệng đúng cách và khám nha khoa định kỳ. Một hàm răng chắc khỏe, trắng sáng không chỉ tốt cho sức khỏe của bạn mà còn giúp bạn tự tin hơn rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày.

Xem thêm: Các trường hợp chấn thương răng và cách xử lý

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin