Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chấn thương xương bánh chè thường xảy ra ở những người thường xuyên vận động thể thao. Người bệnh thường lo lắng về khả năng đi lại sau chấn thương bánh chè. Vậy cách phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè và cách tập luyện sau mổ xương bánh chè ra sao?
Gãy và vỡ xương bánh chè chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 1% trong tổng số các chấn thương xương, và thường phổ biến nhất trong nhóm tuổi từ 20 - 50. Tuy nhiên, người bệnh thường lo lắng về khả năng đi lại sau chấn thương bánh chè. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu phương pháp phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè hiệu quả.
Vỡ xương bánh chè là một loại tổn thương xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thường thì, gãy xương bánh chè thường được gây ra bởi các tình huống như ngã hoặc va chạm mạnh. Khi xảy ra vỡ xương bánh chè, các triệu chứng thường gây nhầm lẫn với việc bong gân khớp gối.
Cụ thể, những cú va chạm hoặc ngã mạnh có thể dẫn đến chấn thương này. Khi đó, khớp gối thường bị sưng và đau, điều này có thể khiến người bệnh nhận lầm là họ đã bị bong gân thay vì gãy xương.
Thông qua quá trình kiểm tra và thăm khám, bác sĩ có thể phát hiện các dấu hiệu như sự bập bênh của các đoạn xương bánh chè bị vỡ. Thậm chí, họ có thể thực hiện các động tác kiểm tra bằng cách áp dụng áp lực trên hai đoạn xương gãy để xác định tình trạng tổn thương. Điều quan trọng là người bệnh cần được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng không mong muốn.
Bạn cần thực hiện các bước sau khi nghi ngờ bị gãy xương bánh chè:
Lưu ý rằng không nên tự ý áp dụng các biện pháp điều trị mà chưa xác định rõ mức độ tổn thương xương bánh chè của người bệnh. Gãy xương bánh chè không phải lúc nào cũng dẫn đến tổn thương vĩnh viễn. Nếu được điều trị và phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè đúng cách, xương có thể liền và phục hồi trong khoảng 3 - 4 tháng. Tuy nhiên, nếu không can thiệp sớm, có thể gây ra các biến chứng như viêm mủ khớp gối, teo cơ, xơ hóa, vôi hóa dây chằng bao khớp và khả năng phục hồi chức năng sẽ khó khăn hơn.
Thông qua vật lý trị liệu, người bệnh có thể phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè, tránh được tình trạng teo cơ, nhất là cơ tứ đầu đùi, chống cứng khớp gối, kích thích quá trình tuần hoàn. Cụ thể như:
Chương trình và cách tập luyện sau mổ xương bánh chè sẽ được điều chỉnh tùy theo thời gian và tiến trình phục hồi của người bệnh. Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn bó bột hoặc nẹp
Khớp gối bị tạm thời cố định, người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hiện bài tập co cơ tĩnh, đặc biệt là cho cơ tứ đầu đùi. Mỗi lần tập kéo dài trong vòng 10 giây và nên thực hiện ít nhất 10 lần mỗi ngày.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên thực hiện các bài tập chủ động cho các khớp tự do khác như khớp háng và khớp cổ chân để tăng cường tuần hoàn máu. Khi bót khô, người bệnh có thể bắt đầu tập đi với nạng và chịu một phần sức nặng của cơ thể trên chân bệnh.
Giai đoạn tháo bó bột hoặc nẹp
Trong giai đoạn này, người bệnh có thể sử dụng nhiệt trị liệu, xung điện hoặc điện phân để giảm đau và ngăn ngừng co cứng khớp gối.
Dưới đây là một số bài tập:
Di động xương bánh chè từ từ theo chiều dọc và ngang. Kết hợp với xoa bóp để ngăn ngừng sự dính của khớp xung quanh, đặc biệt sau khi phẫu thuật.
Thông thường, nếu người bệnh tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia về thể dục, sau khoảng 6 tháng, khả năng phục hồi chức năng vỡ xương bánh chè có thể ở mức cao nhất.
Trong trường hợp người bệnh cần phải phẫu thuật, thường sau khoảng 2 tuần từ phẫu thuật, việc duỗi khớp gối là rất quan trọng để tránh sự co cứng của khớp. Người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hiện việc này bằng cách gập và duỗi khớp gối cố gắng đạt góc 90 độ. Đồng thời, mỗi 2 giờ, người bệnh cần chườm lạnh khớp gối trong khoảng 20 phút, sau đó sử dụng băng thun để đảm bảo khớp gối được cố định.
Trong khoảng từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 6 sau phẫu thuật điều trị gãy xương bánh chè, người bệnh cần tiếp tục vận động khớp gối để giảm đau, ngăn ngừa sưng phù và hỗ trợ tăng cường sức mạnh cho các nhóm cơ đùi.
Người bệnh sẽ tiếp tục thực hiện các bài tập nêu trên hoặc tham gia vào các hoạt động thể thao tương tự như những người bị bó bột hoặc nẹp. Sau 2 tuần từ phẫu thuật, người bệnh cần quay lại bệnh viện để kiểm tra tái khám. Sau đó, các cuộc tái khám sẽ được lập lịch hàng tháng cho đến khi đã trải qua 6 tháng điều trị.
Trên đây là những chia sẻ về các bài tập phục hồi chức năng vỡ xuơng bánh chè. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích để mau hồi phục sau chấn thương.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.