Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xương bánh chè có vai trò quan trọng cho việc vận động linh hoạt của chi dưới. Bất cứ tổn thương nào xảy ra cho xương bánh chè đều có thể cản trở việc đi lại của chúng ta. Trường hợp vỡ xương bánh chè bao lâu thì đi được, chúng ta sẽ cùng giải đáp trong bài viết này.
Do vị trí và cấu tạo nên xương bánh chè là bộ phận rất dễ bị tác động của yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Một trong những chấn thương có thể gặp phải là xương bánh chè bị vỡ. Để quá trình hồi phục diễn ra được nhanh chóng, an toàn, bệnh nhân cần được chăm sóc đúng cách và có chế độ ăn uống phù hợp.
Trước khi giải đáp câu hỏi vỡ xương bánh chè bao lâu thì đi được, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xương bánh chè là gì, nguyên nhân nào có thể khiến xương bánh chè bị vỡ nhé.
Xương bánh chè là xương vừng lớn nhất cơ thể, có hình tam giác hơi tròn. Xương bánh chè phát triển từ mầm sụn và cốt hóa khi trẻ ở vào độ tuổi từ 4 - 6.
Vị trí xương bánh chè là nằm ở phần đầu gối, trước khớp gối, nằm trước đầu dưới xương đùi. Xương bánh chè góp phần quan trọng trong chức năng khớp gối, cụ thể như:
Do mặt sau của xương bánh chè gắn trực tiếp với khớp gối nên một khi xương bánh chè đầu gối bị vỡ thì ảnh hưởng đến cả hệ thống gân và dây chằng tại khớp gối.
Một số nguyên nhân gây vỡ xương bánh chè bao gồm:
Khi xương bánh chè bị vỡ, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng điển hình, bao gồm:
Khi người bệnh gặp phải các triệu chứng kể trên, cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được chẩn đoán vỡ xương bánh chè hay không và đưa ra hướng điều trị, tránh việc bệnh nhân gặp phải các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.
Phương pháp chẩn đoán vỡ xương bánh chè thông thường bao gồm:
Đối với việc điều trị vỡ xương bánh chè, đầu tiên sẽ sơ cứu, dùng thuốc giảm đau cũng như dùng nẹp gỗ cố định tạm thời và tiến hành điều trị. Sau khi xác định bệnh nhân vỡ xương bánh chè, điều trị bảo tồn vẫn thường được ưu tiên áp dụng cho bệnh nhân. Trường hợp đáp ứng kém với điều trị bảo tồn hoặc giảm khả năng vận động của người bệnh sau điều trị thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành phẫu thuật.
Vỡ xương bánh chè chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng đi lại, vận động của bệnh nhân. Để thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng, tốt nhất là người bệnh nên nằm bất động một thời gian.
Vỡ xương bánh chè bao lâu thì đi được sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Khi bị vỡ xương bánh chè và được điều trị sớm, đúng phương pháp, phần xương vỡ sẽ nhanh liền, khớp gối phục hồi chức năng tốt sau khoảng 4 - 6 tháng.
Trường hợp phát hiện và điều trị muộn, chậm trễ, cũng như khâu chăm sóc không đúng cách, bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng như: Viêm mủ khớp gối, teo cơ tứ đầu đùi, dây chằng bao khớp bị xơ hoá/vôi hoá khiến vận động gấp duỗi gối bị hạn chế, chi khó phục hồi chức năng, liền lệch xương bánh chè…
Lúc này, ngoài điều trị vỡ xương bánh chè, bệnh nhân còn phải tiếp tục điều trị biến chứng khiến thời gian phục hồi càng kéo dài hơn. Thậm chí, khi không điều trị đúng cách, mức độ biến chứng nặng nề còn khiến bệnh nhân gặp nguy hiểm tính mạng.
Đối với bệnh nhân bó bột
Tuần đầu tiên, bệnh nhân được yêu cầu nằm bất động vì xương bánh chè được bó bột, cố định lại. Sau thời gian này thì bắt đầu tập vận động nhẹ nhàng hàng ngày thông qua một số động tác như tập co cơ, tập dậy, tập đi với nạng. Bệnh nhân đồng thời sử dụng kết hợp thuốc giảm đau, dùng nhiệt trị liệu, điện xung để chống co cứng khớp gối, xoa bóp chống kết dính…
Bệnh nhân tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, kết hợp tập luyện thường xuyên, đúng cách thì thời gian để phục hồi hoàn toàn và sinh hoạt đi lại bình thường là khoảng 6 tháng.
Đối với bệnh nhân phẫu thuật
Trường hợp phẫu thuật, do ảnh hưởng từ vết thương, nhiễm trùng (nếu có)…, thời gian hồi phục hoàn toàn phải trên 6 tháng.
Sau điều trị, bệnh nhân cần áp dụng các phương pháp hỗ trợ phục hồi chức năng để giúp tăng cường tuần hoàn, chống teo cơ đầu đùi, chống cứng khớp…. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần thực hiện vật lý trị liệu, giảm đau sau điều trị.
Bệnh nhân bị vỡ xương bánh chè bất kể mức độ nào, nếu được chăm sóc tốt, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin tốt cho xương khớp thì bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện, hồi phục.
Ngoài ra, trong thời gian điều trị, nếu bệnh nhân được nghỉ ngơi hoàn toàn, kiêng lao động, làm việc quá sức, vận động mạnh; đồng thời đều đặn tập luyện tập các bài tập thể dục thể thao phù hợp, vừa sức thì thời gian hồi phục càng được rút ngắn.
Tóm lại, xương bánh chè bị vỡ sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động, đi lại của người bệnh. Vỡ xương bánh chè bao lâu thì đi được sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trong bài viết đã đề cập. Điều quan trọng là bệnh nhân cần điều trị sớm, đồng thời tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì mới cải thiện sớm bệnh.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.