Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vì da có nhiều bệnh lý khác nhau nên có các triệu chứng và phương pháp điều trị khác nhau. Một số bệnh chỉ xuất hiện tạm thời, một số bệnh khác lại ảnh hưởng lâu dài và có diễn biến phức tạp.
Da liễu là một lĩnh vực y học rộng lớn với nhiều bệnh lý khác nhau. Không chỉ là những thay đổi trên da mà còn có thể là những biến đổi sâu bên trong cơ thể hoặc bệnh lý nào đó. Vì vậy, để điều trị đúng cách, cần xác định nguyên nhân chính xác. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn biết những bệnh ngoài da thường gặp ở người lớn.
Viêm da cơ địa là bệnh lý phổ biến khó xác định nguyên nhân và việc điều trị dứt điểm cũng rất khó. Vì vậy, bệnh được xếp vào nhóm bệnh mãn tính. Bệnh liên quan mật thiết đến yếu tố môi trường và di truyền.
Viêm da cơ địa có các biểu hiện lâm sàng khác nhau tùy theo lứa tuổi nhưng chủ yếu là nổi mụn nước, mẩn đỏ, ngứa hoặc bong tróc da, khô da. Các triệu chứng thường xuất hiện ở nếp gấp, cổ, rốn, vùng da quanh mắt,…
Bệnh viêm da cơ địa được chẩn đoán dựa trên lâm sàng và cận lâm sàng. Do đó cần đến trung tâm da liễu uy tín để được chẩn đoán và điều trị chính xác. Với bệnh viêm da cơ địa, bạn không nên sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ vì có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, nhiễm trùng da.
Đây là bệnh do tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng, chất dị ứng. Triệu chứng phổ biến là nổi mẩn đỏ trên các vùng da như cổ, đầu, trán, mặt, mí mắt, bụng, tứ chi và ngứa dữ dội. Bệnh ban đầu không lây lan trừ khi tình trạng bệnh nặng hơn. Viêm da tiếp xúc bao gồm hai dạng viêm chính là viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng.
Nổi mề đay là tình trạng dị ứng phổ biến nhất ở người lớn. Bệnh tương đối lành tính nhưng ở mức độ nặng vẫn có nguy cơ tử vong nên cần phát hiện và điều trị sớm. Nổi mề đay là do các tác nhân vật lý hoặc hóa học giải phóng histamine dẫn đến đỏ da, phù nề và ngứa.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nổi mề đay và tùy theo cơ địa mà có những biểu hiện khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến gây nổi mề đay như dị ứng thức ăn, thời tiết, khói bụi, lông chó mèo.
Mề đay là một phản ứng cấp tính và tự khỏi trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, nổi mề đay kéo dài hơn 6 tuần được coi là nổi mề đay mãn tính và trong trường hợp nặng, bệnh có thể kèm theo khó thở, sốt và tổn thương lan tỏa trên da. Với những biểu hiện này bạn cần đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
Mụn trứng cá hình thành là do lỗ chân lông bị bít tắc. Vi khuẩn là tác nhân gây ra mụn trứng cá thường xuất hiện trên mặt, ngực và lưng. Để kiểm soát mụn, hãy giữ cho vùng da được sạch sẽ và không tự ý nặn mụn vì có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Nấm da là căn bệnh rất dễ lây lan và có thể tái phát, gây ra những triệu chứng ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Bệnh nấm da do vi nấm Dermatophytes gây ra, thường gặp vào mùa hè và khu trú ở những vùng da ẩm ướt, nếp gấp,...
Khi xâm nhập vào da, các sợi nấm liên kết thành búi nấm, khi các cụm nấm này già hoặc chết đi sẽ tạo thành bào tử. Bệnh nấm da gây ngứa cho người bệnh là do sợi nấm tiết ra độc tố trong quá trình sống gây kích ứng da. Các bệnh nấm da thường gặp như nấm da toàn thân, nấm da đầu, nấm da mặt, nấm tay, nấm da đùi, nấm kẽ chân,…
Bệnh có đặc điểm là phát ban, các nốt đỏ nổi lên, sau đó biến thành mụn nước gây đau đớn. Bệnh zona khiến da bị bỏng, ngứa ran hoặc trở nên nhạy cảm hơn. Bệnh zona thường xuất hiện trên thân và mông, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể. Mặc dù bệnh được hồi phục nhưng vẫn đau và ngứa kéo dài hàng tháng.
Bệnh chàm là một thuật ngữ để chỉ một số các loại bệnh viêm da không lây nhiễm. Bệnh có biểu hiện da đỏ, khô, ngứa. Các bác sĩ không chắc chắn nguyên nhân gây ra bệnh chàm, nhưng chắc chắn là do cơ địa bệnh nhân tiếp xúc với các chất kích thích, chất gây dị ứng, cơ thể rối loạn, sức đề kháng yếu và thời tiết có thể gây bùng phát.
Ở người lớn, nó thường xảy ra ở khuỷu tay, bàn tay, nếp gấp da,... Một số loại thuốc chữa bệnh chàm là thuốc bôi ngoài da và một số loại thuốc khác bằng đường uống hoặc tiêm.
Bệnh ghẻ là một bệnh ngoài da phổ biến do một loại côn trùng ký sinh trên da như Sarcoptes scabiei, Hominis. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân - hè. Bệnh ghẻ có thể lây lan nên khi một thành viên trong gia đình bị ghẻ thì khả năng một số thành viên trong gia đình có nguy cơ mắc phải.
Các mảng đỏ được phủ bởi vảy trắng hoặc bạc là dấu hiệu của bệnh vẩy nến. Bệnh vẩy nến hoạt động khi hệ thống miễn dịch kích thích các tế bào da mới phát triển quá nhanh, mà nguyên nhân chính của bệnh là do bệnh vẩy nến thì chưa rõ.
Các mảng bám thường xuất hiện trên khuỷu tay, da đầu, đầu gối và lưng. Bệnh có thể chữa lành và tái phát. Các phương pháp điều trị bao gồm kem bôi ngoài da và thuốc mỡ, uống thuốc hoặc tiêm.
Giữ vệ sinh cá nhân
Hạn chế dùng mỹ phẩm
Bệnh ngoài da là nhóm bệnh phổ biến, bệnh thường không nguy hiểm đến tính mạng ngay lập tức nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Bệnh ngoài da có thể tái phát và khó điều trị, một số bệnh có thể lây lan. Nhiều người cảm thấy thiếu tự tin khi mắc các bệnh về da. Do đó nếu có các dấu hiệu bất thường về da, tốt nhất người bệnh nên đi khám để điều trị kịp thời.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.