Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân nào gây viêm da tiếp xúc dị ứng?

Ngày 11/03/2021
Kích thước chữ

Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng là phản ứng nổi mẩn đỏ và ngứa khi da chạm vào các chất gây dị ứng hoặc kích ứng. Tuy nhiên, hầu như nhiều người vẫn chưa hiểu rõ tại sao cơ thể mình lại có phản ứng này?

Hãy cùng tìm các nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng để có thể hiểu về cơ thể mình hơn và biết cách chữa trị tình trạng này.

Vì sao dễ mắc bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng?

Viêm da tiếp xúc dị ứng dễ mắc phải là do các nguyên nhân sau:

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể xuất hiện sau khi da tiếp xúc với một sản phẩm mới nào đó, hoặc sau khi sử dụng một sản phẩm trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng cũng có thể do đeo trang sức có bao gồm niken, sử dụng nước hoa, mỹ phẩm, sơn móng tay. Từ giày dép hoặc các sản phẩm có thành phần chế phẩm từ cao su và có chứa phần hóa học có chất gây dị ứng.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể cũng do sử dụng một số thuốc gây nên, ví dụ như thuốc bôi chứa kháng sinh, benzocaine và thimerosal.
  • Một trong những nguyên nhân gây viêm da dị ứng tiếp xúc cần được nhắc tới là từ độc tố của cây thường xuân, cây sồi và cây sơn, bởi nó chứa một loại dầu tên là urushiol.
Nguyên nhân nào gây viêm da tiếp xúc dị ứng? 1Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể tới từ nguyên nhân sản phẩm mới sử dụng hoặc dùng sản phẩm đã qua nhiều năm.

Chữa trị viêm da tiếp xúc dị ứng như thế nào?

Thông thường, viêm da tiếp xúc dị ứng thường khỏi sau khoảng 2 - 4 tuần không tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp thì thời gian bị dị ứng có thể kéo dài hơn.

Khi bị viêm da dị ứng tiếp xúc, một số thuốc thể làm giảm các triệu chứng và giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh.

Cũng như những căn bệnh khác, để chữa trị bệnh cần phải đi từ nguyên nhân gây bệnh. Do đó, để điều trị bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc hiệu quả thì trước tiên cần phải tìm ra nguyên nhân gây dị ứng và hãy ngay lập dừng việc tiếp xúc với nguyên nhân đó.

Nguyên nhân nào gây viêm da tiếp xúc dị ứng? 2Một số thuốc bôi được chỉ định có thể làm giảm tình trạng dị ứng, dịu cơn ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng da.

Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn để điều trị viêm da tiếp xúc bao gồm:

  • Thuốc mỡ không kê đơn (OTC): Có tác dụng chống viêm, làm dịu cơn ngứa và kiểm soát các triệu chứng viêm da hiệu quả. Các loại thuốc phổ biến bao gồm Aveeno, Cortizone-10, Lanacane, Gold Bond và Calamine Lotion.
  • Thuốc kháng histamine: Như Benadryl, Zyrtec sẽ hỗ trợ điều trị các triệu chứng dị ứng và chữa lành tình trạng viêm da dị ứng tiếp xúc. Nếu thường xuyên bị dị ứng tiếp xúc thể nhẹ, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc chữa dị ứng theo đơn để phòng ngừa các đợt dị ứng trong tương lai.
  • Thuốc mỡ corticosteroid: Các loại thuốc mỡ corticosteroid chẳng hạn như Celestone, Medrol hoặc Kenalog có thể được sử dụng với liều thấp để giảm viêm và điều trị các bệnh về da.
  • Thuốc mỡ tacrolimus: Loại này có thể được chỉ định để điều trị các triệu chứng dị ứng như nổi mẩn đỏ, đóng vảy và ngứa da. Bác sĩ có thể kê thuốc này sử dụng kết hợp hoặc thay thế thuốc mỡ corticosteroid.
  • Kem pimecrolimus (Elidel): Thuốc được sử dụng để điều trị viêm da tiếp xúc dị ứng từ nhẹ đến trung bình, với các triệu chứng như ngứa da, đỏ da hoặc nổi mụn nước trên da.
  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh thường được chỉ định cho các trường hợp đã bị nhiễm trùng da.
  • Thuốc đường uống: Với các bệnh nhân đã trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc corticosteroid đường uống giúp giảm viêm và thuốc kháng hitamin để chống ngứa kèm theo kháng sinh đường uống để chống nhiễm trùng do vi khuẩn.

Thuốc điều trị viêm da dị ứng tiếp xúc cần được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Điều quan trọng là bệnh nhân nên chú ý đến các tác dụng phụ liên quan như nhiễm trùng các nang lông, kích ứng, nóng rát da, bị nổi mụn, nổi mẩn đỏ hoặc bong tróc da tại vị trí bôi thuốc chữa trị. Các tác dụng phụ ít gặp hơn có thể bao gồm sốt, đau cơ, ho và các triệu chứng tương tự như cúm.

Các biện pháp điều trị tại nhà

Trong trường hợp các triệu chứng nhẹ thì người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp chăm sóc dị ứng tại nhà.

Nguyên nhân nào gây viêm da tiếp xúc dị ứng? 3Chườm mát sẽ giúp hạn chế tình trạng ngứa, đau và viêm da.

Chẳng hạn như:

  • Chườm mát: Đắp một miếng vải ẩm, mát lên khu vực bị ảnh hưởng có thể kiểm soát tình trạng viêm và ngứa. Ngâm vải trong nước muối hoặc dung dịch nhôm axetat trước khi chườm lên da có thể giúp giảm đau.
  • Làm sạch khu vực bị ảnh hưởng: Nếu tiếp xúc với chất gây kích ứng, hãy rửa sạch da càng sớm càng tốt. Trong trường hợp không rõ nguyên nhân gây phát ban, người bệnh nên tắm vòi hoa sen để giảm khả năng phát ban trên da.
  • Tránh gãi: Việc gãi ngứa hoặc ma sát vào khu vực bị tổn thương có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, hãy đảm bảo che chắn khu vực bị ảnh hưởng đến tránh gây tổn thương da.
  • Kem dưỡng ẩm: Sử dụng kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng, không gây kích ứng, không có mùi thơm có thể làm dịu da và ngăn ngừa viêm da tiếp xúc. Ngoài ra, kem dưỡng ẩm cũng có thể phục hồi hàng rào bảo vệ da và giúp da ít nhạy cảm hơn với các chất kích ứng như nhiệt độ quá cao hoặc quá lạnh.

Thanh Hoa

Nguồn tham khảo: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin