Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp xảy ra trong các trường hợp gặp tai nạn đột ngột như điện giật, đuối nước,... Có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng của bệnh nhân nếu không được sơ cấp cứu kịp thời.
Các bước sơ cấp cứu cần được thực hiện nhanh chóng trong các tình huống ngưng tim đột ngột, để nâng cao tỷ lệ cứu sống người bệnh thoát khỏi tình trạng nguy kịch nhất. Để hiểu rõ hơn về quy trình cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp, mời mọi người cùng xem qua bài viết dưới đây nhé.
Ngừng tuần hoàn hô hấp là quá trình ngưng bơm máu đột ngột của tim đến các bộ phận trong cơ thể. Nếu không được phát hiện và sơ cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại di chứng vĩnh viễn như tổn thương não.
Khác với nhiều bệnh lý khác, ngừng tuần hoàn hô hấp có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà không có triệu chứng cụ thể báo trước. Tuy nhiên nếu theo dõi sức khỏe trước khi xảy ra ngừng tuần hoàn hô hấp sẽ có một số dấu hiệu phổ biến như khó thở, tức ngực, đánh trống ngực, mặt xanh tái,... Ngoài ra còn bao gồm một số dấu hiệu như sau:
Khi bị ngưng tuần hoàn hô hấp, bệnh nhân sẽ không được cung cấp oxy tới các cơ quan, có thể gây ra biến chứng tổn thương hoặc tử vong chỉ sau vài phút. Do đó nếu phát hiện sớm và thực hiện các bước cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp có thể giúp bệnh nhân thoát được tình huống nguy hiểm nhất.
Dưới đây là các biện pháp cấp cứu ngừng tuần hoàn mà bạn cần tiến hành khẩn trường theo trình tự dưới đây để kịp thời cứu sống bệnh nhân.
Bước ép tim và thổi ngạt cần được thực hiện nhịp nhàng xen kẽ nhau để đưa máu từ thất phải lên phổi, đồng thời máu cũng được đưa lên từ thất trái lên tuần hoàn vành và não. Khi ngừng ép tim, máu sẽ thụ động trở về nhĩ làm tim giãn ra và giảm áp lực trong lồng ngực xuống. Thực hiện theo chu kỳ hồi sinh tim phổi gồm 30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt với kỹ thuật như sau:
Bước khai thông đường thở được ứng dụng trong các tình huống bị tắc đường thở do thụt lưỡi, dị vật vướng ở cổ,... Với mục đích đẩy dị vật ra ngoài, tùy vào đối tượng trẻ em hay người lớn sẽ có thao tác khác nhau.
Lưu ý nếu nhận thấy bệnh nhân bị chấn thương cột sống cổ cần cố định cột sống cổ trước khi tiến hành kỹ thuật sơ cứu. Bên cạnh đó sau khi thực hiện các bước sơ cấp cứu, vẫn cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để kiểm tra, đề phòng dị vật còn sót lại ở đường thở.
Hô hấp nhân tạo thường được áp dụng qua hai cách chính, miệng với miệng hoặc miệng với mũi. Trong đó kỹ thuật miệng với miệng được áp dụng nhiều nhất với cách thực hiện bao gồm:
Đối với bệnh nhân có thể trạng lớn, người thực hiện có thể áp dụng kỹ thuật thổi miệng với mũi theo cách dưới đây:
Hy vọng thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu được việc ngừng tuần hoàn đối với con người là cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân chỉ sau vài phút. Từ đó bài viết chia sẻ đến bạn các bước trong quy trình cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp để trang bị kỹ năng kịp thời cứu sống người bệnh thoát khỏi sự nguy hiểm.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.