Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bỏng hóa chất là một tai nạn vô cùng khủng khiếp, gây đau đớn cho bệnh nhân, nghiêm trọng hơn còn ảnh hưởng đến tính mạng. Nếu không may bị bỏng hóa chất ở mặt thì sẽ ảnh hưởng đến nhan sắc, còn lỡ nuốt hóa chất vào bụng sẽ huỷ hoại các cơ quan bên trong vô cùng nguy hiểm.
Bỏng hóa chất được xếp vào loại bỏng nguy hiểm nhất, phải xử lý kịp thời nếu không sẽ xảy ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tất cả mọi người nên trang bị cho mình kiến thức để sơ cứu khi bị bỏng, bài viết này sẽ nói rõ hơn về việc sơ cứu khi bị bỏng kiềm.
Bỏng hóa chất hay cụ thể là bỏng kiềm là tình trạng mà cơ thể tiếp xúc với bazơ gây ra các phản ứng hoá học trên cơ thể nạn nhân, làm ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ phận trên cơ thể.
Nguyên nhân bị bỏng do kiềm:
Nhóm đối tượng hay bị bỏng:
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già, người tàn tật là nhóm có nguy cơ cao nhất vì nhóm này không có khả năng và kỹ năng xử lý khi gặp phải hoá chất, vì vậy muốn đảm bảo an toàn thì nên đặt hóa chất tránh xa nhóm đối tượng trên.
Cháy nổ là một trong những nguyên nhân gây ra bỏng
Khi nạn nhân bị bỏng do kiềm sẽ tùy thuộc vào loại hóa chất và liều lượng hóa chất đổ vào người mà có các các triệu chứng dưới đây:
Vùng da bị bỏng thường đau rát, đỏ tấy lên
Hậu quả, di chứng của bỏng gây ra vô cùng nghiêm trọng, nên phải biết cách sơ cứu đúng và nhanh chóng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Dù bị bỏng nặng hay nhẹ thì cũng nên biết cách tự sơ cứu cho mình hoặc nhanh chóng nhờ người khác giúp, tránh để lại hậu quả đáng tiếc sau này. Các bước của sơ cứu bỏng như sau:
Sau khi dùng khăn sạch thấm hút bớt nước trên da thì nhanh chóng lấy gạc băng bó vết bỏng lại
Bệnh nhân bị bỏng thường mất nước nên người nhà phải cung cấp đủ nước và tăng cường dinh dưỡng để bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Các vết bỏng rất dễ nhiễm trùng nên khi vệ sinh phải mang găng tay, rửa vết thương, thay băng thường xuyên. Cùng với đó là phải tiêm ngừa uốn ván để tránh nhiễm trùng sau bỏng cho bệnh nhân.
Nhớ tiêm ngừa uốn ván để tránh nhiễm trùng sau khi bỏng
Bỏng hóa chất rất nguy hiểm, không những ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng mà còn làm mất tính thẩm mỹ. Vì vậy, mọi người nên cẩn thận khi tiếp xúc với hoá chất không rõ nguồn gốc, tên tuổi và luôn trang bị kiến thức xử lý khi bị bỏng để tránh hậu quả về lâu dài.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.