Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mời bạn theo dõi cách sơ cứu và băng bó cho người gãy xương cẳng tay kịp thời và chính xác sẽ giúp nạn nhân tránh khỏi các biến chứng trong tương lai.
Gãy xương cẳng tay thường gặp khi tác động trực tiếp một lực lớn vào xương, bao gồm các kiểu gãy như gãy thân xương, gãy đầu xương, gãy hoàn toàn, gãy không hoàn toàn... Nếu không kịp thời sơ cứu và băng bó cho người gãy xương cẳng tay đúng cách có thể để lại di chứng vĩnh viễn cho nạn nhân.
Khi bị gãy, xương cẳng tay sẽ biến dạng, quan sát thấy bên tay gãy ngắn hơn tay lành. Xuất hiện tình trạng sưng, bầm tím tại vị trí tổn thương. Điểm gãy có cảm giác đau nhói, đau tăng lên khi cố gắng vận động. Do đó, khả năng vận động của xương cẳng tay bị giảm hoặc mất hoàn toàn. Có thể nghe thấy tiếng lạo xạo của các mẩu vụn xương khi va vào nhau.
Trong trường hợp gãy hở, xương có thể đâm xuyên qua da, có thể quan sát thấy đầu gãy nhô ra ngoài.
Khi gặp phải người nghi ngờ bị gãy xương cẳng tay, bạn cần giữ bình tĩnh cho người bị nạn trước khi áp dụng các phương pháp sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương cẳng tay. Đồng thời gọi thêm sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Sau đó mới nhanh chóng thực hiện sơ cứu gãy xương cẳng tay theo các bước sau đây:
Nạn nhân cần được xác định tình trạng toàn thân cũng như tình trạng vùng tổn thương. Đối với toàn thân, cần nhận định tình trạng tri giác (tỉnh táo hay lơ mơ, kích động…), hô hấp (có tổn thương đường thở hay tắc nghẽn hô hấp hay không), tổn thương mạch máu, tổn thương phối hợp (đa chấn thương ở ngực, bụng, sọ não…).
Lưu ý, đối với xương gãy hở, trước khi thực hiện bước 2 cần xem xét tình trạng vết thương, sơ cứu và băng bó vết thương để đề phòng nhiễm khuẩn. Đặc biệt, cần đắp gạc vô khuẩn che kín toàn bộ vết thương để thấm dịch, ngăn bụi bẩn từ ngoài vào đồng thời cũng để bất động vết thương.
Trước khi cố định, nạn nhân cần được đặt nằm hoặc ngồi trong tư thế thuận lợi và phải giữ một trạng thái tinh thần thật bình tĩnh. Sau đó, bộc lộ vùng cẳng tay bị gãy. Người thực hiện sơ cứu dùng một tay đỡ cẳng tay của nạn nhân vào sát thân mình và giữ cho cẳng tay nạn nhân vuông góc với cánh tay, tay còn lại cầm bàn tay của nạn nhân kéo nhẹ theo trục của chi gãy.
Cố định cẳng tay của nạn nhân bằng một hoặc hai nẹp ở mặt trước và sau. Ở vị trí đầu nẹp và phần xương nhô ra, cần đệm lót bằng bông hoặc vải sạch. Cố định nẹp bằng 3 dây bản rộng tại các vị trí: trên chỗ gãy, dưới chỗ gãy và bàn tay.
Sử dụng khăn tam giác hoặc dây để cố định cẳng tay của nạn nhân gấp 90 độ so với cánh tay ở trước ngực. Tiếp tục dùng khăn tam giác thứ hai hoặc dây để buộc ép cánh tay nạn nhân vào sát với thân mình.
Sau khi thực hiện bất động xương cẳng tay và cố định ở tư thế chức năng, cần kiểm tra để đảm bảo vùng dưới phần gãy và bàn tay của nạn nhân vẫn được máu đến nuôi đầy đủ.
Sau các bước sơ cứu cơ bản, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện hoặc trạm xá gần nhất để xử lý chuyên sâu. Trong quá trình vận chuyển, phải đảm bảo vùng tổn thương của nạn nhân không bị va chạm.
Băng bó xương cẳng tay trước khi thực hiện cố định là một bước vô cùng quan trọng, đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng hay xê dịch.
Cần làm sạch và lau khô vùng da trước khi băng bó. Khi băng, cầm cuộn băng bằng tay phải và giữ cuộn băng ngửa, giơ cao so với cẳng tay nạn nhân. Đặt đầu dải băng vào vùng băng rồi dùng tay trái giữ lấy đầu dải băng. Đồng thời, tay phải cầm vào thân băng, vừa băng vừa nới lỏng cuộn băng. Lưu ý, cần giữ chắc, không được để cuộn băng rơi.
Khi mở đầu và kết thúc băng vết thương, cần băng vòng khóa bằng cách băng nhiều vòng ở cùng 1 chỗ, vòng sau đè khít lên vòng trước để giữ chắc mối băng.
Đối với xương cẳng tay, có 2 cách băng bó phổ biến là băng xoáy ốc và băng chữ nhân.
Đối với cách băng này, thực hiện băng chếch lên trên hoặc xuống dưới, vòng sau đè lên vòng trước 1/2 hoặc 2/3 thân băng.
Băng chữ nhân cũng giống với băng xoáy ốc, nhưng ở mỗi vòng băng đều phải gấp lại, dùng ngón tay cái đè lên chỗ gấp, tay phải kéo xuống dưới rồi gấp úp cuộn băng, sau đó cuốn chặt chỗ băng (một lần úp và một lần ngửa cuộn băng). Lưu ý, trong cách băng này, không nên để chỗ gấp đè lên trên vết thương hay chỗ xương lồi.
Trong khi thực hiện sơ cứu và băng bó cho người bị gãy xương cẳng tay, người sơ cứu cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Trên đây là những thông tin cơ bản về phương pháp sơ cứu và băng bó cho người gãy xương cẳng tay. Xương cẳng tay là một vị trí gãy thường gặp. Do đó, nắm chắc phương pháp này sẽ giúp bạn và những người xung quanh giảm tối đa những di chứng nếu bị gãy xương cẳng tay. Xin kính chúc quý độc giả thật nhiều sức khỏe và hy vọng bạn sẽ luôn đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu trong hiện tại và tương lai!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.