Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Các giai đoạn của bệnh gout và dấu hiệu nhận biết

Ngày 19/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh gout là một bệnh viêm khớp diễn ra khá phổ biến hiện nay. Thường thì ở nam giới sẽ xuất hiện bệnh lý này nhiều hơn so với nữ giới, nhất là nam giới ở độ giới ở độ tuổi từ 40 - 60. Vậy các giai đoạn của bệnh gout là gì và dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Gout là bệnh lý viêm khớp diễn ra do rối loạn chuyển hóa purin khiến cho nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Từ đó gây ra tình trạng lắng đọng các tinh thể muối urat natri gây ra những cơn viêm khớp cấp.

Bệnh gout là gì?

Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin ở trong cơ thể làm tăng acid uric huyết thanh và làm lắng đọng các tinh thể urat natri ở một số mô, nhất là tại màng hoạt dịch của khớp. Bệnh thường xảy ra ở ngón chân cái (khoảng 50%), mắt cá chân, các ngón chân, bàn tay, cổ tay,...

Các giai đoạn của bệnh gút và dấu hiệu nhận biết 1
Bệnh gout gây viêm sưng, đỏ và đau nhức ở các ngón chân, mắt cá chân,...

Đa số những trường hợp bị bệnh gout thường là nam giới trong độ tuổi trung niên. Phụ nữ thường ít bị bệnh lý này hơn nam giới, tuy nhiên một số nữ giới vẫn có khả năng gặp căn bệnh này, nhất là ở sau giai đoạn mãn kinh. Hiện nay bệnh gout đang có dấu hiệu dần trẻ hóa, những người trẻ từ 30 tuổi vẫn có thể gặp bệnh lý này.

Các giai đoạn của bệnh gout và dấu hiệu nhận biết

Bệnh gout thường có 4 giai đoạn. Các giai đoạn của bệnh gout bao gồm đó là:

  • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn mà nồng độ acid uric trong máu tăng nhẹ, tuy nhiên lại không có triệu chứng, không bị viêm khớp,... Nếu xét nghiệm thì nồng độ acid uric trong máu có thể tăng trên 7mg%.
  • Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn gout cấp tính với các dấu hiệu thường xuất hiện một cách đột ngột vào ban đêm, khi trời trở lạnh hoặc sau khi bệnh nhân uống rượu bia. Ở giai đoạn này bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau dữ dội, đỏ và sưng các khớp, nhất là ở những ngón chân, bàn chân, mắt cá chân, đầu gối. Các cơn đau của gout lúc này vẫn đáp ứng nhanh được với các thuốc kháng viêm.
  • Giai đoạn 3: So với các giai đoạn khác của bệnh gout, ở giai đoạn 3 các khớp của người bệnh đã bị tổn thương nặng nề hơn, sưng to hơn, đỏ hơn. Bệnh nhân cũng gặp tình trạng đau đớn, nhức khớp thường xuyên hơn.
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh gout, có thể nói là giai đoạn gout mạn tính. Có sự xuất hiện của Tophi mãn tính, các khớp và thận có thể đã xuất hiện những tổn thương vĩnh viễn. Lúc này không chỉ các khớp ngón chân, ngón tay bị viêm mà nhiều vùng khớp khác trong cơ thể cũng có thể bị. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Các giai đoạn của bệnh gút và dấu hiệu nhận biết 2
Bệnh gout nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Các biến chứng của bệnh gout

Nếu bệnh gout không được điều trị đúng cách hoặc không được phát hiện sớm thì sẽ tiến triển ngày càng nặng nề hơn và có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Tổn thương khớp: Nếu trong trường hợp người bệnh gout không tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ, các khớp đang bị viêm, sưng có thể gặp các tổn thương vĩnh viễn.
  • U cục tophi: Đây là một tính trạng gây ra bởi quá trình tích tụ tinh thể dưới da. Những khối u cục thường sẽ xuất hiện ở những vùng như: Xung quanh ngón chân, ngón tay, tiểu tay, đầu gối,... U cục này có thể tự vỡ ra và bị bội nhiễm kéo dài.
  • Sỏi thận: Nếu bệnh gout không được điều trị kịp thời và đúng cách thì những tinh thể acid uric đã hình thành sẽ không chỉ tích tụ ở các vùng xung quanh khớp mà nó sẽ còn tích tụ ở thận. Từ đó dẫn đến bệnh sỏi thận.
  • Suy thận mạn: Đây là một biến chứng nặng và người bệnh phải chạy thận nhân tạo.

Một số cách giúp cải thiện triệu chứng của bệnh gout

Với những ai đang ở trong giai đoạn đầu của bệnh gout hoặc lúc bệnh mới tiến triển thì có thể áp dụng các phương pháp chăm sóc tại nhà và cải thiện lối sống để giúp giảm thiểu các triệu chứng của bệnh. Có thể tham khảo một số cách như sau:

Uống nhiều nước

Khi cơ thể chúng ta được nạp đủ lượng nước cần thiết trong ngày thì quá trình đào thải acid uric dư thừa sẽ diễn ra tốt hơn theo đường bài tiết nước tiểu. Nhờ vậy mà các đợt khởi phát viêm sưng do bệnh gout cũng sẽ được cải thiện.

Tập thể dục

Việc lười vận động có thể khiến cho tinh thể uric tích tụ ngày càng nhiều hơn, từ đó gây viêm sưng và đau nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh nên xem các bài tập thể dục phù hợp khi bị bệnh gout và thực hiện thường xuyên để giảm thiểu các cơn đau do căn bệnh này gây ra.

Đồng thời cũng giúp duy trì cân nặng, hạn chế tình trạng béo phì, từ đó giúp ngăn ngừa các nguy cơ bệnh lý như tiểu đường, kháng insulin. Những căn bệnh này cũng là nguyên nhân khiến cho nồng độ acid uric tăng cao.

Lưu ý chế độ ăn uống

Khi bị bệnh gout, người bệnh cũng nên cân đối một chế độ ăn uống phù hợp. Hạn chế nạp vào những thực phẩm có khả năng khiến cho acid uric tích tụ trong máu nhiều hơn như: Thịt đỏ, nội tạng động vật, rượu bia, đồ uống có cồn,…

Các giai đoạn của bệnh gút và dấu hiệu nhận biết 3
Người bệnh gout nên hạn chế nạp vào những thực phẩm khiến acid uric tích tụ trong máu nhiều hơn như thịt đỏ

Hy vọng với những thông tin về các giai đoạn của bệnh gout, dấu hiệu nhận biết theo từng giai đoạn của bệnh đã giúp cho bạn hiểu hơn về căn bệnh này. Từ đó có cách theo dõi bệnh để điều trị bệnh gout và cải thiện triệu chứng của bệnh một cách phù hợp, hiệu quả nhất nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm