Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Triệu chứng của ung thư tuyến tụy khá mờ nhạt nên bệnh thường được phát hiện khi các tế bào ung thư đã di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể. Lúc này, quá trình điều trị đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều và việc cứu chữa cũng như cơ hội sống của bệnh nhân là không cao. Vậy phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh ung thư tụy giai đoạn cuối là gì? Thời gian sống của bệnh nhân ung thư tụy đã di căn là bao lâu?
Ung thư tụy là một căn bệnh nguy hiểm và có tốc độ diễn biến nhanh với tỷ lệ tử vong cao. Cơ hội sống của bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối là rất thấp. Tuy nhiên, nếu được theo dõi và điều trị tích cực có thể sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt sự đau đớn, kéo dài thêm thời gian sống. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm này nhé!
Ung thư tuyến tụy được hình thành khi các tế bào tụy gia tăng một cách bất thường. Tuyến tụy nằm ở trong ổ bụng, phía sau dạ dày và phía trước cột sống, có chức năng hỗ trợ cho hệ tiêu hóa và điều chỉnh hàm lượng đường trong máu. Bệnh ung thư tụy là loại ung thư khó phát hiện nhất do tuyến tụy nằm sâu bên trong cơ thể và các triệu chứng thường không rõ ràng trong giai đoạn đầu. Nhiều trường hợp ca bệnh đi thăm khám và phát hiện bệnh khi khối u đã lớn và bành trướng ra xung quanh.
U tuyến tụy thường trải qua 4 giai đoạn phát triển, gồm có:
Giai đoạn cuối của bệnh ung thư tụy thường được hiểu là gồm giai đoạn 3 và 4. Lúc này, các tế bào ung thư đã lan rộng tới mạch máu và hạch bạch huyết xung quanh. Chúng bắt đầu xâm lấn vào các cơ quan gần tuyến tụy như dạ dày, tá tràng, ống dẫn mật… Sau đó, các khối u lan rộng tới các cơ quan xa hơn như phổi, gan, bụng… Đây được xem là giai đoạn di căn sau cùng của u tụy và ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tính mạng của bệnh nhân.
Ung thư tụy giai đoạn cuối đã di căn đến các cơ quan khác thì không còn khả năng điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có những phương pháp điều trị có thể giúp thu nhỏ kích thước của khối u, giảm nhẹ các triệu chứng, làm chậm quá trình di căn và giúp bệnh nhân kéo dài thêm thời gian sống.
Dựa vào tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân và tình trạng tiến triển của bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư tụy giai đoạn cuối có thể là:
Hóa trị là một phương pháp sử dụng hóa chất và thuốc nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Thuốc sẽ được bệnh nhân uống trực tiếp hoặc tiêm vào tĩnh mạch của người bệnh để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà sẽ được chỉ định dùng một hoặc nhiều loại thuốc kết hợp với nhau.
Phương pháp hóa trị thường được chỉ định kết hợp với xạ trị. Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia có mức năng lượng cao nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư, nhưng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ như mệt mỏi, rụng tóc và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Đối với những trường hợp ung thư tuyến tụy ở giai đoạn cuối, có thể kết hợp hóa trị với liệu pháp điều trị tại chỗ để tiêu diệt các tế bào ung thư.
Khi ung thư tuyến tụy chuyển sang giai đoạn cuối, bệnh nhân thường phải chịu các cơn đau đớn và khó chịu kéo dài. Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm đau hoặc thuốc ức chế dây thần kinh nhằm kiểm soát và hạn chế các cơn đau cho họ. Phương pháp điều trị này có thể giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn nhưng không giúp chữa khỏi ung thư.
Phẫu thuật ở giai đoạn tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan khác sẽ không thể loại bỏ được hết các tế bào ung thư. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này có thế giúp giảm nhẹ các triệu chứng và ức chế sự phát triển của các khối u. Phẫu thuật ung thư tụy giai đoạn cuối gồm có 3 cách như sau:
Phẫu thuật bắc cầu ống mật
Đây là một phương pháp được áp dụng khá phổ biến nhằm loại bỏ các khối u phát triển gây tắc nghẽn ống mật, giảm tình trạng vàng mắt, vàng da và ngứa da. Thông thường, dịch mật sẽ được bài tiết qua ống mật và dự trữ trong túi mật, sau đó được bài tiết vào ruột non nhằm giúp tiêu hóa thức ăn. Khi một khối u phát triển và làm tắc ống mật, dịch mật sẽ bị tích tụ lại trong cơ thể và gây ra hiện tượng vàng mắt, vàng da.
Phương pháp phẫu thuật bắc cầu ống mật sẽ nối một phần ruột non với một phần ống dẫn mật trên vị trí tắc để giúp dịch mật hòa cùng với các enzyme tiêu hóa có thể đi vào ruột non.
Đặt Stent
Đặt Stent là phương pháp sử dụng một ống bằng nhựa tổng hợp hoặc kim loại, đưa vào trong lòng ống mật nhằm làm giảm sự tắc nghẽn và giúp dịch mật lưu thông một cách dễ dàng hơn. Đây được xem là phương pháp có sự can thiệp tối thiểu, ít biến chứng và thời gian phục hồi nhanh. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể cần phải đặt lại Stent mới nếu khối u tiếp tục phát triển và làm tắc ống Stent.
Phẫu thuật nối tắt dạ dày
Phương pháp này được thực hiện với mục đích điều trị tình trạng tắc ruột được gây ra bởi ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối. Phẫu thuật nối tắt dạ dày là phương pháp nối trực tiếp dạ dày với một đoạn ruột non phía dưới phần ruột bị tắc nghẽn nhằm ổn định quá trình lưu thông của hệ tiêu hóa.
Cũng như các loại bệnh ung thư khác, tỷ lệ sống sót ở bệnh nhân ung thư tụy sẽ cao hơn rất nhiều nếu phát hiện sớm và được điều trị ở giai đoạn đầu của bệnh. Tỷ lệ này có thể đạt đến 39,3% đối với trường hợp u tụy ngoại tiết và lên đến 93% đối với trường hợp ung thư tụy nội tiết. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót giảm đi rất nhiều nếu bệnh được phát hiện khi đã bước sang giai đoạn cuối.
Giai đoạn tiến triển của bệnh ung thư là một trong các yếu tố quan trọng đóng vai trò quyết định bệnh nhân ung thư tụy đã di căn sống được bao lâu. Theo dữ liệu thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ về bệnh nhân mắc ung thư tụy giai đoạn cuối giai đoạn từ năm 2010 - 2016, tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ còn khoảng 3%. Vì thế, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là điều vô cùng quan trọng, nó quyết định trực tiếp đến mức độ thành công cũng như khả năng kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy.
Ngoài ra, các yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và các yếu tố khác cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiến triển của bệnh.
Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư tuyến tụy được nêu trên chỉ là số liệu dựa theo dữ liệu thống kê cách đây 7 năm. Cách tốt nhất để biết được thời gian sống của bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối là trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị.
Ung thư tụy là một căn bệnh hết sức nguy hiểm mà không một ai có thể chủ quan được. Bệnh càng được phát hiện sớm và điều trị trong giai đoạn đầu thì tỷ lệ sống của người bệnh càng được nâng cao và tình trạng sức khỏe cũng được cải thiện tốt hơn. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân mắc ung thư tụy giai đoạn cuối thì cần phải tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ và giữ tinh thần lạc quan. Thời gian sống của mỗi người bệnh sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự kiên trì và nỗ lực của chính bản thân họ.
Xem thêm: Ung thư tuyến tụy sống được bao lâu? Yếu tố kéo dài sự sống cho bệnh nhân
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Vinmec.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.