Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Axit dạ dày là gì? Sự bài tiết và hoạt động của chúng như thế nào?

Ngày 22/05/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chúng ta thường nghe nói đến rất nhiều về “axit dạ dày” và sự bài tiết của chúng đóng vai trò quan trọng như thế nào đến sức khỏe của cơ thể con người. Vậy axit dạ dày là gì? Sự bài tiết và hoạt động của chúng diễn ra ra sao? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Axit dạ dày sẽ được bài tiết bởi tế bào ở viền lớp niêm mạc của dạ dày. Axit dạ dày có tính axit cao, giúp phân hủy và tiêu hóa thức ăn cho cơ thể.

Axit dạ dày là gì?

Axit dạ dày là thành phần chính của dịch vị (chất lỏng không màu). Axit dạ dày là axit clohydric (HCI), đồng thời cũng có thêm một số thành phần khác là kali clorua (KCI) và natri clorua (NaCI).

Axit dạ dày có đặc điểm là có tính axit rất cao, chỉ thấp hơn axit trong bình ắc quy, độ pH thường nằm trong khoảng từ 1 - 2. Với đặc điểm như vậy, axit dạ dày có thể phân hủy tất cả các loại thực phẩm trong dạ dày, từ những thực phẩm mềm cho tới những loại xơ cứng. Tuy vậy, chúng vẫn giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động bình thường và đảm bảo an toàn đối với sức khỏe con người.

Axit dạ dày là gì? Sự bài tiết và hoạt động của chúng như thế nào? 1
Axit dạ dày giúp phân hủy thức ăn để cơ thể dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng

Sự bài tiết axit dạ dày diễn ra như thế nào?

Dạ dày của con người được chia làm 3 phần, bao gồm phần đáy, phần hang và phần thân. Ở trong dạ dày là lớp niêm mạc, khi có thức ăn đi vào hệ tiêu hóa sẽ tiếp xúc với niêm mạc dạ dày. Lúc này, dịch vị do các tuyến niêm mạc dạ dày bài tiết ra và các tế bào ở phần thân của dạ dày cũng bài tiết ra axit dạ dày. Quá trình bài tiết axit dày sẽ có 3 giai đoạn gồm có:

  • Giai đoạn đầu (diễn ra ở hệ thần kinh): Khi thức ăn đi vào miệng và xuống đến hệ tiêu hóa, mùi vị của đồ ăn sẽ làm kích thích các dây thần kinh phế vị ở tiểu não và cuống não, giúp truyền tín hiệu gửi về hệ thần kinh trung ương. Khi đó, não bộ sẽ chỉ đạo hệ tiêu hóa bài tiết khoảng 30% lượng axit dạ dày và bắt đầu tham gia vào quá trình tiêu hóa, phân hủy thức ăn.
  • Giai đoạn thứ 2 (diễn ra ở phần dạ dày): Trong giai đoạn này, dạ dày sẽ co bóp để nghiền nhỏ thức ăn, song song với đó là bài tiết tiếp 60% lượng axit dạ dày còn lại.
  • Giai đoạn thứ 3 (diễn ra tại ruột): Sau khi thức ăn được dạ dày nghiền nát hết và đi xuống ruột thì dạ dày lại tiếp tục bài tiết 10% lượng axit còn lại.

Trong quá trình tiêu hóa thức ăn trên, axit dạ dày sẽ được bài tiết liên tục với một liều lượng phù hợp để giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhất, đảm bảo cân bằng dịch vị. Cơ chế bài tiết axit dạ dày sẽ xuất hiện từ khi chúng ta sinh ra, đến khoảng 2 tuổi thì cơ chế này sẽ được hoàn thiện như ở những người trưởng thành bình thường.

Hoạt động của axit dạ dày diễn ra như thế nào?

Bên cạnh thắc mắc “Axit dạ dày là gì?” thì cũng có nhiều người đặt câu hỏi về việc axit dạ dày hoạt động thế nào. Axit dạ dày sẽ cùng với enzym và cơ chế co bóp ở dạ dày giúp quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra thuận lợi nhưng vẫn đảm bảo bảo vệ cho sức khỏe của dạ dày. Với độ pH tối ưu, axit dạ dày là một chất xúc tác giúp tạo môi trường để pepsin (một loại enzym tiêu hóa do tế bào chính ở vùng thân dạ dày sản xuất) hoạt động. Đồng thời cũng hoạt hóa pepsin và phá vỡ mô liên kết bao quanh, giúp giải phóng pepsin, phân giải protid và cắt chuỗi protein để làm phá vỡ sự liên kết của thức ăn. Từ đó giúp cho cơ thể hấp thu dinh dưỡng từ đồ ăn nạp vào cơ thể.

Axit dạ dày là gì? Sự bài tiết và hoạt động của chúng như thế nào? 2
Axit dạ dày sẽ hỗ trợ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra thuận lợi

Axit dạ dày cũng là chất giúp trung hòa các loại muối khó tan, là chất xúc tác cho những phản ứng thủy phân để giúp chuyển hóa tinh bột, đường và đạm cho cơ thể hấp thụ.

Bên cạnh đó, axit dạ dày cũng giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn đi theo đồ ăn vào dạ dày, nhờ vậy mà bảo vệ hệ tiêu hóa không bị tấn công bởi các tác nhân gây hại.

Nồng độ axit dạ dày quá cao hay quá thấp thì phải làm sao?

Trong một số thời điểm, nồng độ axit dạ dày cũng có thể thay đổi. Đồng thời, nó cũng phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý dạ dày mà cơ thể đang mắc phải, việc dùng thuốc hay việc căng thẳng, stress. Tuy vậy thì cơ thể chúng ta vẫn duy trì cơ chế bài tiết axit dạ dày suốt đời.

Bởi góp một vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa cũng như cơ thể con người nên khi nồng độ axit dạ dày bị tăng lên hay giảm xuống quá mức thì sẽ gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày:

  • Trong trường hợp nồng độ dạ dày thấp: Với những ai hay bị căng thẳng thần kinh, chế độ sinh hoạt và ăn uống không khoa học, không đầy đủ thì có thể làm cho nồng độ axit dạ dày bị thấp đi. Lúc này, có thể gây ra nhiều triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng, buồn nôn, rụng tóc. Nếu kéo dài tình trạng này thì có thể khiến cho khả năng tiêu hóa bị giảm đi, việc hấp thụ dinh dưỡng cũng kém hơn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Đối với trường hợp này, phụ thuộc vào từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp, ví dụ như sử dụng thuốc bổ sung axit dạ dày hoặc dùng men pepsin để làm tăng nồng độ axit dạ dày.
  • Trong trường hợp nồng độ axit dạ dày cao: Khi gặp tình trạng này, người bệnh có thể có những triệu chứng như đau bụng (nhất là khi đói), đầy hơi, buồn nôn hoặc nôn, ợ nóng, tiêu chảy, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân. Đối với trường hợp này, nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng là viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Khi thăm khám, tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị cho phù hợp, tuy vậy vẫn chủ yếu là dùng thuốc ức chế bơm proton để làm giảm sự bài tiết axit dạ dày.
Axit dạ dày là gì? Sự bài tiết và hoạt động của chúng như thế nào? 3
Nồng độ axit dạ dày cao có thể làm người bệnh bị đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, ợ nóng, tiêu chảy,...

Nồng độ axit dạ dày dù cao hay thấp thì đều gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, làm ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể. Vì vậy, khi mắc các vấn đề này thì người bệnh nên đi thăm khám để được điều trị kịp thời và đúng cách. Hy vọng những giải đáp trên cho câu hỏi “Axit dạ dày là gì?” và những thông tin về sự bài tiết, hoạt động của axit dạ dày ở bài viết đã cho bạn những kiến thức bổ ích.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường đại học Võ Trường Toản. Nhiều năm làm việc trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin